banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Thực vật có trí tuệ hay không?
(www.phatminh.com) Mặc dù các loài thực vật không hề có cơ quan thần kinh nhưng chúng vẫn có thể giao tiếp,tính toán thời gian hay ngụy trang.
1. Giao tiếp với côn trùng
 

 
Một vài loài thực vật đã phát triển một chiến lược sống sót bằng cách sử dụng chất hóa học có tác dụng tương đương như việc gửi đi một yêu cầu trợ giúp. Điển hình như cây thuốc lá khi bị tấn công bởi loài sâu bướm, chúng tiết ra một hợp chất hóa học đặc biệt có tên gọi GLV vào không khí nhằm thu hút loài bọ thích ăn sâu bướm đến.
 
2. Thực vật có “trí nhớ”
 

 
Các loại thực vật không ghi nhớ theo cách của con người mà chúng sử dụng phương pháp kết hợp các bước sóng khác nhau của ánh sáng với các loại nguy hiểm để ghi nhớ. Để chứng minh điều này, các nhà khoa học đã chiếu ánh sáng vào thực vật trong một giờ, sau đó cho tiếp xúc với virus, thực vật liền tiết ra một hợp chất để tự bảo vệ mình. Sau đó, họ tiếp tục lặp lại như vậy và khám phá ra rằng chúng chỉ tiết chất hóa học bảo vệ khi nào gặp phải ánh sáng tương tự. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng có lẽ thực vật đã phát triển "bộ nhớ" vì mỗi mùa mang đến một sự thay đổi trong ánh sáng cũng như những thay đổi trong các loại mầm bệnh có khả năng tấn công thực vật.
 
3. Thực vật tạo ra mạng lưới giao tiếp riêng
 

 
Các loài thực vật cảnh báo và chia sẻ thông tin với nhau thông qua mạng lưới riêng khi gặp phải các nguy hiểm. Một vài loài như cây dâu tây, cỏ ba lá, cây sậy chia sẻ thông tin với nhau thông qua một kênh riêng biệt – một phần thân cây giống như ống dẫn hoặc cáp nối chạy xuyên suốt và kết nối các cây lại thành một hệ thống. Khi một cây trong hệ thống bị tấn công, tín hiệu sẽ được truyền đi khắp hệ thống, các cây trong hệ thống sẽ tiếp nhận, xử lý và chuẩn bị phương pháp phòng vệ.
 
4. Âm thanh tác động tới sự sinh trưởng của thực vật
 

 
Nhà sinh vật học Monica Gagliano, trường đại học Western,Úc đã thực hiện thí nghiệm tiếng ồn với loài ngô. Cô cho cây ngô sinh trưởng trong môi trường nước và phát âm thanh ở mức 220Hz. Sau một thời gian liên tục phát âm thanh, rễ cây ngô đã có phản ứng và phát triển theo hướng phát ra âm thanh.
 
5. Tính toán thời gian
 

 
Làm thế nào để thực vật biết được thời điểm nở hoa. Các nhà khoa học đã khám phá ra một hợp chất protein ở thực vật có phản ứng với ánh sáng tiếp xúc trong ngày. Khi nó tiếp nhận đủ ánh sáng theo chu kì 24 giờ, nó sẽ gửi “tín hiệu” để khởi động chu kỳ nở hoa.
 
6. Tăng trưởng theo chiều hướng "trên xuống dưới"
 

 
Dù bạn có trồng chúng ở bất cứ "vị trí " nào, bất cứ tư thế nào đi chăng nữa thì tất cả các loài thực vật luôn có xu hướng hướng rễ của mình xuống dưới.
 
7. Thực vật nhận biết “họ hàng”
 

 
Các loài thực vật nhận ra “họ hàng” của mình thông qua hợp chất hóa học tiết ra từ rễ cây và chọn cách thức chia sẻ chất dinh dưỡng với đồng loại của mình hoặc cạnh tranh nếu môi trường xung quanh là các loài thực vật khác.
 
8. Ngụy trang
 
 
Đây là một trong những cách phòng vệ tốt nhất của thực vật. Loài thực vật Mimosa pudica có cách thức phòng thủ rất độc đáo, thay vì tiết ra mùi hương khó chịu thì chúng cuộn lá của mình lại khi gặp phải tác động. Nhờ vậy, chúng trông nhỏ hơn, héo úa và có vẻ ít “ngon” hơn khiến động vật bỏ qua khi tìm kiếm thức ăn.
 
9. Phát triển theo ánh sáng
 

 
Một hợp chất protein có tên gọi PIF7 tồn tại trong thực vật chịu trách nhiệm cảm ứng với ánh sáng. Khi thực vật ở trong bóng tôi, hợp chất protein sẽ tác động thúc đẩy cây phát triển về nơi có ánh sáng.
 

(Nguồn: io9 )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đèn pin plasma có thể diệt khuẩn trên da trong vài giây (3/5/2012)
Innotruck, mẫu xe tải đa năng thế hệ mới (3/5/2012)
Băng giấy phát hiện khuẩn E.Coli (3/5/2012)
IBM phát triển loại pin Lithium mới dung lượng cao hơn (2/5/2012)
Đá lát đường phát wifi (2/5/2012)
Phát hiện một hạt cơ bản mới (2/5/2012)
Phát triển thiết bị mô phỏng lượng tử mạnh nhất (2/5/2012)
Công nghệ phát hiện khả năng gây ùn tắc giao thông  (2/5/2012)
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng (1/5/2012)
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai (30/4/2012)
Chẩn đoán ung thư miệng bằng điện thoại (27/4/2012)
Hệ mặt trời đẹp lung linh dưới ngòi bút Unreal Engine (27/4/2012)
Apple công bố kết quả kinh doanh siêu khủng, giá trị thị trường gấp gần 5 lần GDP Việt Nam (27/4/2012)
Khám phá thiết bị liên lạc với ”người âm”  (26/4/2012)
Giải pháp nào tăng thời lượng pin cho các thiết bị công nghệ? (26/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt