banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Kh-31A - ‘Cái chết’ đến từ bầu trời
(www.phatminh.com) Kh-31A là tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn tốc độ cao do Liên Xô (Nga) phát triển trang bị trên các tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/35.

Ra đời từ chương trình tên lửa chống radar

Những năm 1970-1980, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại MIM-104 Patriot, hệ thống chiến đấu Aegis cùng tên lửa đánh chặn Standard Missile dành cho Hải quân Mỹ. 

Quá trình biên chế này gây áp lực lớn lên đội ngũ kỹ sư Liên Xô. Nhiệm vụ mới của họ là phải tạo ra vũ khí để chế áp hệ thống phòng không đối phương.

Đó chính là việc phải tập trung phát triển các loại tên lửa chống radar để tiêu diệt “mắt thần” hệ thống Patriot, từ đó vô hiệu hóa hoàn toàn chúng, mở đường cho lực lượng ném bom hạng nặng xâm nhập oanh tạc mục tiêu.

Kh-31A ra đời từ những "cây kim chọc mù mắt thần".

>> Tên lửa chống radar của Nga, Trung Quốc

Năm 1977, Cục thiết kế Zvezda bắt đầu chương trình phát triển tên lửa chống radar tầm xa thế hệ mới.

Năm 1982, Zvezda thực hiện lần phóng thử đầu tiên mẫu thử tên lửa chống radar Kh-31. Tới năm 1988, tên lửa chống radar với tên gọi chính thức Kh-31P được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Nga.

Dựa trên nền tảng Kh-31P, Zvezda tiếp tục phát triển và đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không đối hạm tầm ngắn Kh-31A. Tên lửa có thể phóng từ tiêm kích đa năng MiG-29 (biến thể mới), Su-30MK, Su-34, Su-35.

“Họ hàng P-270 Moskit” 

Kh-31A ngoài định danh của NATO AS-17 Krypton, nó còn được người ta gọi với biệt danh “Mini Moskit”. Đơn giản, Kh-31A (kể cả Kh-31P) có ngoại hình rất giống với tên lửa hành trình chống hạm siêu âm P-270 Moskit – sản phẩm của cục thiết kế Raduga. Vì lẽ đó, Kh-31A được coi như là biến thể thu nhỏ của P-270.

Kh-31A có chiều dài 4,7m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 610kg. Tên lửa được lắp hai động cơ đẩy. 

Khi phóng, động cơ rocket nhiên liệu lỏng gắn ở đuôi được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ Mach 1,8 và tự tách ra khi hết nhiên liệu. Sau đó, 4 cửa hút khí mở ra và vỏ tên lửa rỗng trở thành buồng đốt động cơ tĩnh phản lực dùng nhiên liệu dầu lửa giúp tên lửa đạt vận tốc Mach 2,9, tầm bắn tiêu diệt mục tiêu 5-70km.

Về hệ thống điều khiển, ở pha giữa tên lửa dùng hệ thống định vị quán tính dẫn đường, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31 có khả năng kháng nhiễu cao, lựa chọn một mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc.

Kh-31A có khả năng tiêu diệt tàu chiến có lượng giãn nước đến 4.500 tấn. 
Trong ảnh: Su-30MKI phóng tên lửa không đối hạm Kh-31A.

>> Tên lửa Nga 'băm nát' đối phương trong cuộc chiến giả định

Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa nặng 95kg dùng để tiêu diệt tàu khu trục, hộ vệ cỡ lớn, tàu tên lửa cở nhỏ, tàu vận tải đổ bộ. 

Khi tiếp xúc bề mặt mục tiêu, tên lửa xuyên phá vào bên trong tàu rồi mới kích nổ đầu đạn hoặc nổ theo kiểu phá mảnh khi bay trên mục tiêu. 

Ước tính, để tiêu diệt tàu khu trục cần 2,5 quả Kh-31A, với tàu tên lửa cỡ nhỏ chỉ cần 1 quả.

Có thể nói, Kh-31A là vũ khí chống tàu cực kỳ nguy hiểm, "cơn ác mộng" từ bầu trời đối với tàu địch. 

Tên lửa có tốc độ hành trình bay rất cao, tiếp cận nhanh, khó đánh chặn. Không những thế, khi bị radar địch phát hiện, tên lửa có thể cơ động vọt cao đối phó với tên lửa đánh chặn đối phương. 

Cục thiết kế Zvezda đã phát triển thêm các biển thể mới của Kh-31A như: Kh-31AD (kích thước lớn hơn, lắp radar chủ động cải tiến ARGS-31E, tầm bắn tăng lên 100km); Kh-31AM (nâng cấp hệ thống điện tử để chống lại biện pháp đối phó của đối phương, cải tiến động cơ để tăng tầm bắn nhưng không tăng trọng lượng).

Ngày nay, Kh-31A cũng được xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới. 

(Nguồn: datviet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Công nghệ GPS ứng dụng trong xây dựng (19/7/2012)
Thiết bị giúp điều khiển máy tính bằng mắt (18/7/2012)
Máy quay Full HD kiêm kính bơi của Liquid Image (18/7/2012)
Tia laser giúp phi cơ bay quanh năm (18/7/2012)
Mỹ thử cảm biến tên lửa chống hạm tầm xa LRASM (18/7/2012)
Robot biết tự động sơn tường (18/7/2012)
Robot thăm dò sao Hỏa sẽ hạ cánh...bừa (18/7/2012)
Những công nghệ giúp ”vỗ về” giấc ngủ (17/7/2012)
Trang web được nhiều người truy cập nhất nước Mỹ tan rã (17/7/2012)
Lenovo trở thành nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới  (17/7/2012)
Trung Quốc đã sản xuất được đồng hồ quang học (16/7/2012)
Hóa thân vào robot (16/7/2012)
Đĩa lưu trữ thông tin trong vòng 1 triệu năm (16/7/2012)
Theo dõi hiện tượng tảo nở hoa bằng viễn thám (16/7/2012)
Nhật Bản ra mắt robot tác nghiệp mới ở Fukushima 1 (16/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt