banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
"Chip phổi" và triển vọng thay thế nghiên cứu trên động vật
(www.phatminh.com) Các nhà nghiên cứu tại Học viện ứng dụng sinh học sáng tạo Wyss (Wyss Institute for Biologically Inspired Engineering) của trường Đại học Harvard đã mô phỏng chứng phù phổi trong một vi mạch được lót bởi những tế bào sống của con người, theo một báo cáo ngày 7/11 trên tạp chí Khoa học chuyên về y khoa (Science Translation Medicine).

Họ đã sử dụng “chip phổi” (lung–on-a-chip) để nghiên cứu độc tính của thuốc và xác định tiềm năng các liệu pháp mới để ngăn chặn tình trạng đe dọa tính mạng này.

Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng rằng các chip hữu cơ có tiềm năng lớn để thay thế các phương pháp tiếp cận truyền thống về nghiên cứu và phát triển các loại thuốc.

Bác sĩ Y sinh, tiến sĩ Donald Ingber, giám đốc sáng lập của Viện Wyss và là tác giả chính của nghiên cứu nói: "Các công ty dược phẩm lớn dành rất nhiều thời gian và tiền của để nuôi cấy tế bào và thử nghiệm trên động vật nhằm phát triển các loại thuốc mới, nhưng những phương pháp này thường thất bại để dự đoán các ảnh hưởng của thuốc khi thuốc tiếp cận với con người”.

"Chip phổi" và triển vọng thay thế nghiên cứu trên động vật

Các chip phổi được nhóm nghiên cứu mô tả chỉ 2 năm trước, là một polymer tinh thể linh hoạt và rõ ràng về kích thước của một thanh bộ nhớ có chứa các rãnh rỗng chế tạo bằng cách sử dụng các kỹ thuật sản xuất vi mạch máy tính. Hai trong số các rãnh được phân cách bởi một màng mỏng, linh họat và xốp mà trên một mặt được lót bằng các tế bào phổi của con người lấy từ túi không khí và tiếp xúc với không khí, tế bào máu mao mạch được đặt ở phía bên kia với dòng chảy trung bình trên bề mặt của chúng. Chip phổi này có thể mô phỏng sự co giãn như khi con người thở.

Tiến sĩ Dongeun Huh, Viện sĩ phát triển kỹ thuật viện Wyss, đồng thời giữ một chức vụ ở Bệnh viện nhi Boston và Trường Y Harvard, đã nghiên cứu một loại thuốc hóa trị liệu ung thư gọi là interleukin-2 (hoặc viết tắt là IL-2) trong một chip phổi. Tác dụng phụ chính của IL-2 là bệnh phù phổi, đó là tình trạng gây chết người trong đó phổi chứa đầy chất lỏng và các cục máu đông (tràn dịch màng phổi).

Khi IL-2 được tiêm vào các rãnh máu của chip phổi, chất lỏng thấm qua màng và hai lớp mô, giảm thể tích không khí trong một rãnh khác và ảnh hưởng đến vận chuyển oxy trong máu. Protein huyết tương trong máu cũng vượt qua vào rãnh không khí, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông, như chúng đã làm ở người được điều trị với IL-2.

Kết quả nghiên cứu là một sự ngạc nhiên. Nó cho thấy các hoạt động vật lý của việc thở tăng cường các tác động của IL-2 trong bệnh phù phổi. Đây là điều mà các nhà khoa học chưa từng nghi ngờ. Kết quả nghiên cứu gợi ý các bác sĩ nên giảm khối lượng sóng không khí được đẩy vào phổi để giảm tác dụng phụ tiêu cực của thuốc này.

Các tác giả khác tham gia vào nghiên cứu gồm nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ Daniel Leslie; tiến sĩ, bác sĩ y sinh Benjamin Matthews, trợ lý giáo sư nhi khoa trong Chương trình Sinh học mạch máu tại Bệnh viện nhi Boston và Trường Y Harvard cùng nhiều tác giả khác.

Công trình này được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Cơ quan Các dự án nghiên cứu tân tiến của bộ quốc phòng (DARPA), và Học viện ứng dụng sinh học sáng tạo Wyss tại Đại học Harvard.

(Nguồn: khoa hoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thiết bị giúp người mù nhìn thấy (8/11/2012)
Kỹ thuật mới phát hiện dấu vân tay trên giấy ướt (8/11/2012)
Giảm tắc đường bằng đèn giao thông ảo (8/11/2012)
Kỹ thuật đột phá sản xuất chip carbon hàng loạt  (7/11/2012)
Đặc nhiệm Nga sẽ đội mũ chống đạn làm từ vật liệu tái chế (7/11/2012)
Xe trong suốt (7/11/2012)
Ghế bập bênh iRock sạc pin (6/11/2012)
Tạo màn hình duy nhất từ nhiều thiết bị cảm ứng (5/11/2012)
Cỗ máy dự đoán tương lai (5/11/2012)
Vải “da rắn” (5/11/2012)
Nhật chế tạo giấy điện tử (5/11/2012)
Máy móc sẽ chẩn đoán ung thư thay con người (5/11/2012)
Bàn chân Robot mô phỏng hoàn thiện chuyển động của con người (5/11/2012)
“Robot ma” biết lặn, bay và leo trên mọi địa hình (5/11/2012)
Robot bay biết tránh chướng ngại vật như chim (31/10/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt