banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ ứng dụng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Vải chứa bạc có thể diệt vi khuẩn trong 10 phút
(www.phatminh.com) Với khả năng tiêu diệt vi khuẩn, bạc đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các vật liệu chống khuẩn và hiện đã được ứng dụng khá phổ biến như lớp phủ bàn phím, hệ thống lọc nước, trên máy giặt và tủ lạnh.

Hôm nay, khả năng kháng khuẩn của bạc tiếp tục được khai thác bởi một nhóm nghiên cứu đến từ đại học RMIT (Úc). Dưới sự hợp tác cùng các nhà khoa học tại CSIRO, RMIT đã phát triển một loại vải chống khuẩn với khả năng tiêu diệt vi khuẩn E. coli và các loại vi khuẩn lây nhiễm khác sau 10 phút tiếp xúc.

Loại vải này được phát triển bằng cách nhúng một bộ sợi nano có chứa bạc-tetracyanoquinodimethane (Ag-TCNQ) vào một thớ vải cotton. Sau khi được phủ trong một dung dịch bạc, các chuỗi sợi nano bắt đầu giải phóng ion bạc để tiêu diệt vi khuẩn khi"chạm trán".

Vipul Bansal - phó giáo sư tại trường khoa học ứng dụng thuộc RMIT, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết: "Vải có thể được chế tạo từ hầu hết các vật liệu như cotton hoặc nylon. Từ bước tiếp cận đơn giản này, chúng tôi đã tạo ra một chiếc áo ngắn tay và ngâm nó vào dung dịch bạc dưới các điều kiện có kiểm soát để kích hoạt các sợi nano. Chiếc áo sau đó đã tiêu diệt các vi khuẩn trong vòng 10 phút sau khi tiếp xúc".

Ngoài phản ứng nhanh tự nhiên của vải, Bansal cũng nhấn mạnh rằng độ bền của nó là một ưu điểm tiềm năng so với các loại vải kháng khuẩn khác. Ông nói: "Trong phương pháp của chúng tôi, các sợi nano được hòa tan từ từ và điều này kéo dài tuổi thọ của vật liệu. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã quan sát được rằng sau khi vải được nhúng vào dung dịch, các ion bạc chịu trách nhiệm tiêu diệt vi khuẩn vẫn được giải phóng sau 5 ngày".

Bansal cho rằng, các vật liệu này nắm giữ tiềm năng rất lớn để giảm thiểu khả năng lây nhiễm tại bệnh viện thông qua các ứng dụng như vải lanh chống khuẩn trải giường và tạp dề phẫu thuật. Ngoài ra, vật liệu cũng có thể được dùng để tạo ra vải và băng kháng khuẩn với khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong vết thương, giúp vết thương mau lành hơn.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ chuyển sự chú ý sang thiết lập một môi trường bệnh viện an toàn với vật liệu kháng khuẩn. "Chúng tôi đã tạo ra các sợi nano gây độc cho vi khuẩn và trong giai đoạn tiếp theo, nó sẽ được thử nghiệm độc tố đối với các tế bào con người".Nghiên cứu của đại học RMIT đã vừa được đăng tải trên tạp chí Advanced Functional Materials.

(Nguồn: Tinh Tế )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Pin Mặt Trời có khả năng tái tạo ánh sáng (1/4/2016)
Dự đoán của Microsoft về xu hướng công nghệ 2016 (30/12/2015)
Apple đang phát triển iPhone hiển thị 3D (23/12/2015)
Microsoft giới thiệu loạt thiết bị đặc sắc mùa giáng sinh (20/12/2015)
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về Galaxy S7 (19/12/2015)
Đột phá mới về công nghệ thông tin chip máy tính (19/12/2015)
Công nghệ nhận diện sắp được ứng dụng rộng rãi (19/12/2015)
Máy tính lượng tử nhanh gấp 100 triệu lần máy tính thường (16/12/2015)
Samsung có thể tăng gấp đôi dung lượng pin trong smartphone với một công nghệ mới (14/7/2015)
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge (9/3/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cách bảo quản sữa không hỏng dù không có tủ lạnh (28/4/2014)
Ngôi nhà in 3D đầu tiên trên thế giới (19/4/2014)
Robot chuột túi (11/4/2014)
Biến đường ăn thành nguyên liệu may quần áo (7/4/2014)
Tấm thảm thông minh kích thích trẻ phát triển (4/4/2014)
Phần mềm đọc mã DNA thực phẩm (2/4/2014)
Những phát minh làm thay đổi thế giới công nghệ (1/4/2014)
Kéo dài tuổi thọ cho pin máy tính xách tay (26/3/2014)
Facebook có công nghệ nhận diện khuôn mặt như mắt người (21/3/2014)
Áo công nghệ giúp người mặc không lạc đường (18/3/2014)
Bóng đèn phát Wi-Fi (17/3/2014)
Việt - Anh hợp tác sử dụng hạt nhân vì hòa bình (15/3/2014)
”Bật mí” những bí mật chưa biết về ứng dụng đang hot BeeTalk. (14/3/2014)
Ðắc Nông ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (11/3/2014)
Những thiết bị không nên mua năm 2014 (31/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
TESTING
Tòa nhà nổi trên nước
Áo ngực kiêm bao súng
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge
VN-Venezuela sản xuất loại bóng đèn tiết kiệm điện
Cáp quang nhanh ngang ngửa... tốc độ ánh sáng
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt