| Rùa khổng lồ ăn thịt cá sấu sống trên Trái Đất 60 triệu năm trước. |
Kích thước của động vật có vú, bò sát đã thay đổi do biến đổi khí hậu và bây giờ các nhà khoa học đã cảnh báo rằng chúng có thể thay đổi kích thước một lần nữa nếu sự nóng lên toàn cầu không được kiểm soát.
Jonathan Bloch, một nhà cổ sinh vật tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, phát biểu tại một hội nghị ở Gainesville hồi tuần trước rằng có một mối liên hệ rõ ràng giữa sự nóng lên toàn cầu và sự thay đổi kích thước của động vật. Tiến sĩ Bloch cho rằng, vào khoảng 55 triệu năm trước đã xảy ra một thời kỳ được gọi là Thời kỳ Tối đa nhiệt Paleocene-Eocene, trong đó nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 6 độ C trong vòng 200.000 năm. | Trăn khổng lồ dài bằng xe buýt. |
Năm ngoái, ông đã tìm thấy bằng chứng cho giả thuyết trên của mình là hóa thạch của rùa Nam Mỹ Carbonemys cofrinii có kích thước bằng một chiếc xe hơi sống 60 triệu năm trước ở Colombia ngày nay. Ngoài kích thước khổng lồ thì hàm của nó còn rất cứng, cho phép nó ăn cả thịt cá sấu.
Rùa khổng lồ xuất hiện khoảng 5 triệu năm sau khi khủng long biến mất và cùng khoảng thời gian xuất hiện các loài bò sát khổng lồ, bao gồm cả loài Titanoboa cerrejonensis, loài trăn lớn nhất từng được phát hiện. Loài trăn này dài hơn một chiếc xe buýt, nặng như một chiếc xe hơi nhỏ và có thể nuốt dễ dàng một con bò, trọng lượng lên tới 1,25 tấn. | Nóng lên toàn cầu làm kích thước của loài ngựa thu nhỏ như mèo. |
Trong bài phát biểu, Tiến sĩ Bloch nói: "Quả thật là trăn khổng lồ trong thực tế đã vượt quá trí tưởng tượng của Hollywood. Con trăn đã cố gắng ăn Jennifer Lopez trong bộ phim Anaconda vẫn không lớn bằng những gì chúng tôi tìm thấy". Các nhà nghiên cứu tin rằng sự phối hợp giữa biến đổi khí hậu với sự tồn tại của các loài động vật ăn thịt lớn hơn, môi trường sống rộng rãi hơn, nguồn thực phẩm dồi dào hơn đã cho phép loài trăn khổng lồ tồn tại. Trong khi loài rùa và trăn có kích thước khổng lồ thì các động vật có vú lại trở nên nhỏ bé. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã công bố bằng chứng cho thấy kích thước động vật có vú co lại đáng kể trong thời kỳ nóng lên toàn cầu thời cổ đại. Nhà cổ sinh vật học Philip Gingerich của Đại học Michigan nói rằng trong thời kỳ được gọi là Eocene Thermal Maximum 2 (ETM2) kéo dài 80.000 đến 100.000 năm, ngựa đã giảm kích thước khoảng 30%. Sau khi kết thúc hai thời kỳ nóng lên toàn cầu này, kích thước của các động vật có vú lại tăng trở lại. |