Banner moiws
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Bí Ẩn > Câu chuyện bí ẩn Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bí ẩn về loài Sao la
(www.phatminh.com) Sau gần 20 năm phát hiện loài sao la nhưng những thông tin về sinh cảnh và tập quán của Sao la vẫn còn rất hạn chế đối với giới khoa học
Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF), Nhóm Nghiên cứu Sao la (SWG) của Ủy ban vì Sự sống các Loài, thuộc IUCN và Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã (WCS) đã lên tiếng cảnh báo loài này đang trên đường tuyệt chủng do bị săn bắt ráo riết và công tác quản lý kém hiệu quả tại các khu bảo tồn.

Ẩn số…Sao La

Ông Nick Cox, Quản lý Chương trình Loài của WWF-Greater Mekong cho biết; “Sao la là loài động vật vô cùng nhút nhát, hiếm khi có thể bắt gặp được chúng. Mặc dù Sao la cư trú trong một vùng rất hẹp nhưng vẫn chưa có nhà khoa học nào tận mắt nhìn thấy chúng trong tự nhiên. Các cá thể Sao la bị bắt đều không sống được trong điều kiện nuôi nhốt”. 

Do đặc tính lẩn trốn con người nên các nhà khoa học chưa thể đánh giá được số lượng chính xác của quần thể Sao la. Ông William Robichaud, Điều phối viên Nhóm Nghiên cứu Sao la phỏng đoán: “Trường hợp khả quan nhất, có thể vẫn còn khoảng vài trăm cá thể Sao la ở ngoài tự nhiên, xấu nhất thì chỉ còn khoảng vài chục cá thể”.

Sao la (Ảnh: WWF)


Mặc dù việc phát triển các cơ sở hạ tầng đang xâm lấn sinh cảnh sống của Sao la, nhưng mối de dọa lớn nhất với loài vật này vẫn là các hành vi săn bắt trộm. Sao la thường bị dính bẫy của thợ săn, vốn dùng để săn bắt các con vật khác như hươu, mang, lợn rừng, v.v… Những loài này đem lại lợi nhuận lớn hơn trên thị trường buôn bán động vật hoang dã do nhu cầu về thuốc Đông y tại Trung Quốc và thị trường ẩm thực tại Việt Nam và Lào.

Cần lập các khu bảo tồn xung yếu

Sau khi tìm ra Sao la, Việt Nam và Lào đã xây dựng một mạng lưới các Khu bảo tồn (KBT) tại vùng sinh cảnh của Sao la. Một số KBT đã thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn nạn săn bắn trộm. Tại KBT Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế, WWF hiện đang hỗ trợ một phương pháp tuần tra rừng mới, đồng quản lý bởi WWF và KBT và bước đầu đã cho nhiều kết quả tích cực. Từ tháng Hai năm 2011, trong quá trình đi tuần tra rừng trong KBT, các cán bộ tuần tra đã dỡ bỏ được hơn 12.500 bẫy và gần 200 lán của các nhóm lâm tặc.

TS Barney Long, Chuyên viên về Loài ở châu Á của WWF-Mỹ cho biết: “Chính phủ Việt Nam và Lào rất cần thành lập các khu bảo tồn xung yếu. Tuy nhiên, nếu không nỗ lực để thực hiện các biện pháp quản lý mới nhằm bảo vệ sinh cảnh của Sao la thông qua việc phá bỏ các bẫy săn bắt trộm, các khu bảo tồn này sẽ chỉ còn là những đường vẽ trên bản đồ mà thôi”. 

“Nếu giảm được các vụ săn bắt, tương lai của loài này sẽ khả quan hơn”, ông Chris Hallam, Cố vấn Quy hoạch Bảo tồn WCS-Lào nói. “Điều này đòi hỏi phải tăng cường lực lượng bảo vệ rừng trong khu vực sinh cảnh của Sao la, phải có thêm trợ cấp cho nỗ lực bảo tồn của họ và nhất là phải giảm được nhu cầu thực phẩm và thuốc đối với động vật hoang dã”.   

Tính khẩn cấp về những nỗ lực cứu loài Sao la càng tăng lên khi tê giác Java – một loài biểu trưng khác của Việt Nam  được tuyên bố đã bị tuyệt chủng khi cá thể tê giác cuối cùng bị giết bởi những kẻ săn trộm vào năm 2010. 

“Năm nay chúng ta làm lễ kỷ niệm năm thứ 20 phát hiện ra Sao la, nhưng đây cũng sẽ là lễ kỷ niệm cuối cùng nếu những biện pháp cấp thiết không được thực thi.” ông Hallam nói thêm.
(Nguồn: datviet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Rùng mình 12 câu chuyện có thật đáng sợ hơn cả phim kinh dị (30/12/2015)
Nông dân mổ lợn phát hiện quả trứng lạ giá gần 2 tỷ đồng (22/12/2015)
Ly kỳ chuyện một đứa trẻ mới sinh ra đã mọc răng (P.2): Hàm răng sắc nhọn quái dị (22/12/2015)
Thành phố ngầm trong lòng Moscow (19/12/2015)
12 bí ẩn mà khoa học chưa thể tìm ra lời giải thích (16/12/2015)
Bí ẩn về người cú - Quái vật đến từ địa ngục (16/12/2015)
10 giấc mơ kỳ lạ đã vĩnh viễn thay đổi cả thế giới (27/8/2015)
Cả thế giới xôn xao vì em bé  (12/6/2015)
9 văn tự cổ bí ẩn nhất mọi thời đại (12/6/2014)
Tam giác quỷ trên cạn: Vùng đất Bridgewater bí ẩn (26/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thực hư về 'thần giao cách cảm' giữa người với vật nuôi (15/5/2012)
Phát hiện ngôn ngữ cổ đại chưa từng biết đến (15/5/2012)
Rắn nặng hơn... 1 tấn (15/5/2012)
Hóa thạch bí ẩn khiến nhà khoa học Mỹ...bối rối (26/4/2012)
Quái vật hồ Loch Ness giống khúc gỗ mục? (25/4/2012)
Còn hài cốt người ở nơi tàu Titanic chìm? (24/4/2012)
Tranh cãi về bãi đá bí ẩn (23/4/2012)
Tại sao các phù thủy lại bị săn lung ráo riết? (23/4/2012)
10 điều bí ẩn thế giới chưa thể giải phá (16/4/2012)
Những vụ nổ bí hiểm không có đáp số (13/4/2012)
Bí ẩn về sự sống bên trong người chết (10/4/2012)
“Quái vật” dạt vào bờ biển Mỹ  (30/3/2012)
Bí ẩn mất ảnh UFO ở Bộ Quốc phòng Anh  (28/3/2012)
Những truyền thuyết bí ẩn về Ai Cập cổ đại (27/3/2012)
Sự thật về “ánh sáng nơi phía cuối đường hầm” (26/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Rùng mình 12 câu chuyện có thật đáng sợ hơn cả phim kinh dị
10 giấc mơ kỳ lạ đã vĩnh viễn thay đổi cả thế giới
Giả thuyết mới về người cá
Miệng hài cốt thế kỷ 16 bị nhét gạch là ma cà rồng?
“Quái vật” khổng lồ gây ra những vụ tấn công bí ẩn
Ly kỳ chuyện một đứa trẻ mới sinh ra đã mọc răng (P.2): Hàm răng sắc nhọn quái dị
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt