(phatminh.com) Trạm ISS bay qua mặt trăng, tia lửa điện từ phía xa của mặt trời là những hình ảnh vũ trụ ấn tượng tuần qua đăng tải trên National Geographic.
Một ngôi sao phình to tới mức cực đại. Các nhà thiên văn cho biết, nguyên nhân là do một dạng nổ sao la để lại tàn tích có tên gọi SNR 0509-67.5, cách trái đất 170 nghìn năm ánh sáng. Ảnh: ESA/NASA.
Trạm không gian quốc tế (ISS) đi qua mặt trăng ngày 4/1. Lúc này, ISS bay cách mặt đất 391 km, còn mặt trăng cách trái đất 384.399 km. Ảnh: NASA.
Những ngôi sao trong chòm sao Cassiopeia và Cepheus. Ảnh: NASA/Caltech/UCLA.
Cận cảnh những tia lửa điện từ phía xa của mặt trời. Điều này có thể tạo ra những cơn bão từ. SDO/NASA.
Những bãi cát ở cực bắc của sao Hỏa được phủ một màu trắng do sương C02 thường xảy ra vào mùa đông. Khi mùa đông qua, lớp sương muối sẽ chuyển thành dạng khí. Ảnh: U. Arizona/NASA.
Hình ảnh về thiên hà lùn Large Magellanic Cloud. Bức hình cho thấy những đám mây bụi có trong khắp thiên hà lùn hàng xóm này rất giống với bụi vũ trụ dọc trên mặt phẳng Ngân Hà. Nhiệt độ của đám mây bụi có xu hướng thể hiện hoạt động hình thành sao. Với khoảng cách 160.000 năm ánh sáng so với Trái Đất, thiên hà lùn rộng khoảng 30.000 năm ánh sáng. Ảnh: ESA/NASA/Caltech/STScI.
Chòm sao Cygnus X sáng rực với nhiều ngôi sao đang hình thành. Ảnh: NASA/Caltech/CfA.