banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Xã hội Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Trung Quốc ‘dương oai, diễu võ’ hù dọa các nước ven Biển Đông
(www.phatminh.com) Lập Bộ chỉ huy quân sự ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tổ chức diễn tập đội tàu hải giám trên Biển Đông và đặt một lữ đoàn tên lửa mới ở Quảng Đông…Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tiếp “dương oai, diễu võ” dù dọa những nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tên lửa Trung Quốc chĩa vào Biển Đông

Trung Quốc vừa thành lập một lữ đoàn tên lửa mới trên địa bàn tỉnh Quảng Đông nhằm răn đe các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông, thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực.

Dẫn lời một nguồn thạo tin quen, tờ United Daily News của Đài Loan số ra ngày 2/7 cho biết Lữ đoàn tên lửa đạn đạo 827 mới có trụ sở tại thành phố Thiều Quan, Quảng Đông.

Tên lửa được triển khai tại căn cứ này có thể bao gồm các tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong DF-21D và tên lửa Đông Phong DF-16, một loại tên lửa đạn đạo mới có tầm bắn 1.200 km - xa hơn bất cứ tên lửa nào khác trong kho vũ khí của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan.

Tên lửa chống hạm DF-21D có tầm bắn  2.000-3.000 km.
Ảnh ausairpower.com

Các chuyên gia quân sự cho biết tên lửa chống hạm DF-21D có tầm bắn  2.000-3.000 km và có khả năng đánh trúng các mục tiêu chuyển động với độ chính xác cao. Một số nhà phân tích địa chính trị cho rằng tên lửa DF-21D đang "thay đổi cuộc chơi", có thể đe dọa thế thượng phong của các đội tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương, đặc biệt nếu xung đột xảy ra ở Eo biển Đài Loan hoặc ở Biển Đông.

Theo giới chuyên gia quân sự, do vị trí địa lý của căn cứ Thiều Quan, Lữ đoàn tên lửa đạn đạo 827 xem ra có nhiệm vụ đe dọa Đài Loan và các nước ven Biển Đông. Thủ đô Hà Nội cách Thiều Quan chưa đầy 1.000 km và có thể nằm trong tầm bắn của tên lửa DF-16.

Kể từ khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển bất chấp những áp lực của Trung Quốc, Bắc Kinh ngày càng có nhiều hành động răn đe. Hiện giờ, đây chỉ mới là chiến tranh tâm lý, nhưng những hành động nói trên khiến cho khả năng giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng con đường hòa bình càng thêm xa vời.

Dằn mặt Phillipines, nhắc nhở Campuchia

Dự đoán Philippines sẽ đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông ra trước Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 45 diễn ra tại Campuchia từ ngày 8 - 13/7 tới, tờ “Nhân dân Nhật báo”, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài bình luận hôm 3/7 với bút danh bình luận lấy bút danh “Tiếng nói Trung Hoa” đã cảnh báo, ASEAN không phải là diễn đàn thích hợp để bàn thảo chuyện Biển Đông.

“Nhân dân Nhật báo” cũng nhắc lại quan điểm của chính phủ Trung Quốc rằng các cuộc thương thảo phải diễn ra song phương giữa các nước liên quan trực tiếp và cảnh báo các “thế lực bên ngoài” không nên can thiệp vào khu vực Biển Đông. Không chỉ vậy, tờ báo này còn bóng gió đến yếu tố kinh tế trong quan hệ với Bắc Kinh của các nước trong khối ASEAN.

“Tất cả các nước, bao gồm cả Philippines, không nên quên các lợi ích kinh tế mà họ có được từ sự phát triển của Trung Quốc”, Nhân dân Nhật báo viết. Theo giới quan sát bình luận, đây là cách mà Bắc Kinh thường sử dụng trước các hội nghị của ASEAN có liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Còn nhớ, ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm chính thức Campuchia từ 30.3 đến 2.4, nhằm nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh với nước đang giữ chữ chủ tịch luân phiên của ASEAN. Chuyến thăm được các chuyên gia xem là “nước cờ cản” đối với quan chức cấp cao (SOM) ASEAN bàn về Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).

Lần này Bắc Kinh vừa muốn dằn mặt Philippines, vừa muốn nhắc nhở Campuchia về những con số liên quan đến đầu tư, viện trợ của Bắc Kinh dành cho nước này mà lãnh đạo hai nước đã đạt được trong chuyến thăm hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Giới tướng tá “diều hâu” kêu gọi thực hiện chính sách bành trướng

Theo Giaoduc.net.vn, kể từ năm 2010, giới tướng lĩnh Trung Quốc bắt đầu đưa ra những đánh giá, nhận xét báo cáo tác chiến đăng tải trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Xu hướng này càng trở nên rõ nét hơn vào cuối năm ngoái, khi Chuẩn đô đốc Dương Nghị kêu gọi từ bỏ phương châm ẩn mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình.

Tháng trước đại tá Hàn Húc Đông, giáo sư thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã đi xa hơn, khi cho rằng đã đến lúc Trung Quốc cần từ bỏ học thuyết “chống bành trướng”. Trong một bài báo đăng trên “Hoàn cầu Thời báo”, đại tá giáo sư Hàn Húc Đông của  Đại học Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh thực hiện chính sách bành trướng về quân sự, địa chính trị và kinh tế.

Theo nhà báo kỳ cựu Willy Lam và là chuyên gia bình luận các vấn đề Trung Quốc của tờ Wall Street Journal,  giới tướng lĩnh Trung Quốc có ảnh hưởng một phần trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhất là vấn đề Biển Đông là vì mâu thuẫn nội tại ngày càng tăng trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc trước Đại hội 18.

Giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc luôn được đảm bảo 20% số ghế của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như có ghế trong Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ chính trị - cơ quan quyền lực tối cao. Ngoài ra, cơ quan quyết định mọi chính sách, chiến lược của quân đội Trung Quốc chính là Quân ủy trung ương. Để tranh thủ sự ủng hộ tối đa của giới tướng lĩnh quân đội, Chủ tịch Quân ủy trung ương tương lai Tập Cận Bình sẵn sàng chấp nhận cho giới tướng lĩnh quân đội có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại.

(Nguồn: Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Bố nguy kịch, con trai nhờ cộng đồng mạng tìm lại người mẹ thất lạc suốt 8 năm qua (1/4/2016)
Nghẹt cứng’ người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập (21/3/2016)
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang (21/3/2016)
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội (26/1/2016)
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt? (25/12/2015)
Hãi hùng thực phẩm bẩn được ”găm” lại để... chờ Tết (25/12/2015)
Khỉ ăn cắp xe bus rồi gây tai nạn liên hoàn trên đường phố (24/12/2015)
Sài Gòn: Quán cafe ôm miễn phí dành cho người cô đơn khi Giáng Sinh về (24/12/2015)
Người Hà Nội háo hức với màn tuyết rơi ở Công viên nước Hồ Tây (24/12/2015)
Vào nhà trộm xe máy còn tranh thủ rán trứng ăn cơm cho đỡ đói rồi ... trộm tiếp (24/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cụ ông 65 tuổi bỗng dưng... mang bầu (4/7/2012)
“Ông Tây” điều khiển giao thông giữa thủ đô Hà Nội  (4/7/2012)
Giá xăng giảm tiếp xuống 20.600 đồng/lít (3/7/2012)
Tạc tượng Phật hoàng khổng lồ từ khối ngọc nặng 4,5 tấn (2/7/2012)
Học sinh 16 tuổi giải được bài toán 350 năm của Newton (30/6/2012)
Hầm bí mật dưới Hoàng thành Thăng Long (29/6/2012)
Ông lão ngoài 70 bỗng dưng “nhặt” được vợ tuổi 20  (29/6/2012)
Nga sẽ xây dựng đội tàu sân bay thế hệ mới (29/6/2012)
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phản đối công ty Trung Quốc mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (28/6/2012)
Hầm rượu trăm tuổi trong lòng núi ở Việt Nam (28/6/2012)
Trung Quốc mời thầu tại thềm lục địa Việt Nam là phi pháp (27/6/2012)
Trên thế giới mạng, tình thương có bao giờ là thứ xa xỉ?  (26/6/2012)
Bé 4 tuổi chôm iPhone 4S nhanh ’như điện’ (26/6/2012)
Nghi vấn câu hỏi có tính chất quyết định trong Olympia năm thứ 12 sai đáp án (26/6/2012)
Vật vã cai nghiện iPad cho con (22/6/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nghẹt cứng' người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội
5 lý do Samsung sẽ chuyển các nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt?
Hãi hùng thực phẩm bẩn được "găm" lại để... chờ Tết
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt