Thư viện bắt đầu từ những cuốn sách nhỏ trong giá sách của hai nhà giáo. Sau đó, bà Nguyệt về Hà Nội tới hơn 20 lần để mua lại sách từ những quán sách cũ, bổ sung cho kho sách của hai ông bà. Mỗi chuyến xe ca về Yên Bái lại chất đầy thêm những bao tải sách và rồi thư viện cứ thế đầy thêm. Không chỉ trẻ em trong phố, cả người lớn cũng quan tâm và đóng góp, từ đó mô hình thư viện của hai nhà giáo già được nhân rộng ra khắp các trường Tiểu học, THCS trên thành phố. Bọn trẻ giờ chăm đọc hơn và coi thư viện của ông bà như chốn đi về quen thuộc. Thư viện vẫn khép mình trên phố nhỏ nhưng mãi vẫn đọng lại trong tâm hồn lũ trẻ phường Đồng Tâm về một thời thơ ấu được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện từ những trang sách cũ ấy. Thư viện nhỏ của ông Ân, bà Nguyệt chiều chiều thu hút đông lũ trẻ tìm tới Bà Nguyệt ân cần lật từng trang sách cho các cháu nhỏ Ngoài chuyện tranh, bọn trẻ có thể tìm đọc những cuốn sách về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông tại thư viện này Bé gái bâng khuâng chọn giữa "rừng" sách Hai cậu bé ngày nào cũng có mặt tại thư viện Bụt hiện lên rồi và... bàn tay bé nhỏ giữ từng trang truyện "Tấm Cám" Ông Bùi Hữu Ân và bà Lưu Thị Nguyệt Minh tự hào với thư viện từ những đồng lương hưu |