banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Công nghệ mới cho phép thực hiện các phẫu thuật tinh vi trên mắt
(www.phatminh.com) Hiện nay, có thể nhiều bạn đã biết về hệ thống robot phẫu thuật da Vinci. Nó cho phép phẫu thuật viên có thể ngồi trước màn hình 3D và điều khiển các cánh tay robot được gắn các dụng cụ phẫu thuật.

 Hệ thống này không những cho phép thực hiện các ca phẫu thuật nội soi, nó còn cho phép ca phẫu thuật được thực hiện từ xa - phẫu thuật viên và bệnh nhân có thể cách nhau nửa vòng Trái Đất. Và hơn nữa, hiện nay các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Eindhoven Hà Lan đã phát triển một hệ thống tương tự, được thiết kế đặc biệt để chuyên thực hiện các ca phẫu thuật về mắt.

Công nghệ mới cho phép thực hiện các phẫu thuật tinh vi trên mắt

Tiến sĩ Thijs Meenink đã tạo ra con robot được lập trình có khả năng thực hiện các thao tác trên võng mạc và dịch kính. Những phẫu thuật về mắt yêu cầu đôi tay của phẫu thuật viên phải thao tác chuẩn xác và không run - điều này rất khó được đảm bảo nhất là với những bác sĩ đã có tuổi. Hệ thống bao gồm một bộ hai cần điều khiển “master” đã được phát triển từ trước và hai cánh tay robot “slave” của Meenik; sự run tay sẽ không còn ảnh hưởng đến phẫu thuật nữa. Hệ thống sẽ giảm mức độ cử động của tay: nếu tay phẫu thuật viên di chuyển một centimet, ngay lập tức, cánh tay robot sẽ chỉ di chuyển một milimet. Điều này giúp cho các bác sĩ có thể thực hiện các vi phẫu thuật cần sự tỉ mỉ thận trọng.

Các thiết bị lắp trên cánh tay robot này cũng rất nhỏ - chỉ khoảng nửa milimet, gồm có kẹp, kéo, ống hút. Phẫu thuật viên có thể thay đổi các dụng cụ này trong vòng chưa đến một giây, điều này rất cần thiết vì một phẫu thuật mắt yêu cầu phải thay đổi dụng cụ liên tục, có thể lên đến 40 lần. Do tính chính xác của hệ thống, các dụng cụ này có thể tác động lên mắt bệnh nhân một cách chuẩn xác mà không làm tổn hại đến mô mắt.

Công nghệ mới cho phép thực hiện các phẫu thuật tinh vi trên mắt

Hệ thống của Meenik còn có haptic feedback - phản hồi về cảm giác trên tay cầm. Điều này có nghĩa là, phẫu thuật viên có thể cảm thấy được sức cản khi các dụng cụ chạm vào một mô bất kì gần như ngay lập tức. Nó giúp phẫu thuật viên thao tác dễ dàng, không khác gì đang thực hiện phẫu thuật trực tiếp trên bệnh nhân. Và ngoài ra, phẫu thuật viên có thể ngồi ở bất cứ đâu chứ không cần phải luôn đứng bên cạnh bệnh nhân nữa.

Thijs mong rằng thiết bị Eindhoven sẽ được thực hiện trên cơ thể con người trong 5 năm nữa. Còn hiện nay, ông đang tìm cách thương mại hoá sản phẩm này.

(Nguồn: khoa học )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thử nghiệm BrahMos thất bại (6/9/2012)
Xuất hiện virus cúm gia cầm mới có khả năng gây chết người (5/9/2012)
Thuốc mới trị bệnh bạch cầu hiếm gặp ở người (5/9/2012)
Sĩ tử đạp xe 300km được đặc cách vào ĐH  (30/8/2012)
Bệnh lạ: Bé gái có tim bên phải (29/8/2012)
Việt Nam sản xuất khẩu phần ăn dạng tuýp cho lực lượng đặc biệt (27/8/2012)
Người đầu tiên liên mặt trăng vừa qua đời (27/8/2012)
Việt Nam đoạt giải nhì cuộc thi robot quốc tế (20/8/2012)
Việt Nam tiếp nhận tuần thám biển CASA C-212 (20/8/2012)
Mỹ: Hàng loạt người chết vì dưa nhiễm khuẩn (20/8/2012)
Tạo ra sứa từ... chuột  (15/8/2012)
Viettel, VNPT ”bắt tay” Facebook, cùng xây cáp quang biển (15/8/2012)
Internet Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp AAG  (15/8/2012)
Iran: Hàng trăm người chết vì động đất kép (13/8/2012)
Động đất mạnh tại Trung Quốc (13/8/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt