banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20
(www.phatminh.com) Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, đặc biệt là khi trẻ còn nhỏ. Vì vậy, bên cạnh những phát minh to lớn khác thì cũng có rất nhiều phát minh đơn giản dành cho trẻ em. Mục đích chính của hầu hết các phát minh này là hỗ trợ cha mẹ giữ trẻ và bảo vệ an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, không phải phát minh nào cũng hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Chuyên mục "Mỗi tuần một phát minh" tuần này sẽ gởi đến các bạn 11 phát minh "vui vẻ" dành cho trẻ em vào đầu thế kỷ 20.

Tháng 5 năm 1916: Chiếc nôi gắn ngoài cửa sổ

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Một chiếc nôi ngủ dành cho bé được gắn ngoài cửa sổ của một ngôi nhà cao tầng cách mặt đất hàng trăm mét, điều này liệu có phải là sự thật? Vâng, trong một thành phố với dân số quá lớn, mật độ dân số quá cao, người ta phải chen chúc nhau trong những không gian chật hẹp của những tòa nhà cao tầng. Các bậc cha mẹ quan tâm đến những đứa con yêu dấu của mình phải sống trong một không gian chật hẹp thiếu dưỡng khí và ánh sáng. Vì vậy, các nhà phát minh đã nắm bắt được nhu cầu đó và cho ra đời một chiếc nôi có mái che và có thể đính vào bất cứ chiếc của sổ nào. Thiết bị này có một khung sắt được gắn chắc chắn vào cửa sổ, chịu được trọng lượng hơn 226 kg và có thể chống chọi trước những cơn gió mạnh trên cao. Mặt trong có một cửa lưới để ngăn em bé leo vào bên trong nhà. Trong hình trên, chúng ta có thể thấy chiếc nôi ngủ này đủ rộng để có thể chứa cả một chiếc xe đẩy trẻ em để người mẹ có thể đung đưa ru con mình ngủ.

Tháng 9 năm 1917: Chiếc nôi tự đung đưa

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Giống như nhiều bậc cha mẹ khác, Sheldon D. Vanderburgh, một nhà phát minh đến từ Hastingson Hudson, New York, cảm thấy mệt mỏi vì phải dỗ dành đứa con luôn khóc quấy mà không chịu ngủ. Cuối cùng, ông đã tìm một giải pháp đó là một chiếc nôi cho trẻ em có thể tự đung đưa. Đầu tiên, Vanderburgh làm một chiếc nôi có lưới bao quanh. Sau khi ráp phần nôi vào một chiếc khung gỗ, ông nhận ra rằng chiếc nôi sẽ hiệu quả hơn nếu nó có thể tự đung đưa mà không cần đến lực đẩy của con người. Vậy là ông đã lắp thêm một dây cót tích trữ năng lượng bằng lò xo và con lắc vào một chiếc trục. Kết quả là chiếc võng đã tự đung đưa như con lắc của đồng hồ sau khi lên dây cót. Thêm nữa, ngoài khả năng tự đung đưa, chiếc nôi còn phát ra những tiếng động đều đặn theo nhịp khiến đứa bé có thể đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên.

Tháng 10 năm 1917: Ống giữ em bé

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Khi các bậc cha mẹ đưa con trẻ theo trên những chuyến tàu hỏa, họ luôn băn khoăn và lo ngại rằng con của mình sẽ khóc hoặc làm phiền đến những người khác trên khoang. Họ nói: "Chúng tôi mong đợi từ năm này sang năm khác rằng sẽ có một nhà phát minh thông minh nào đó chế tạo một thiết bị để những đứa trẻ sơ sinh có thể nghịch ngợm, khóc quấy thoải mái khi nằm bên trong mà vẫn không làm phiền những hành khách khác". Các bậc phụ huynh đòi hỏi thiết bị cần phải được bịt kính bằng một vật liệu cách âm để tiếng ồn không thể phát ra được.

Caleb M. Prather, nhà phát minh đến từ Evanston, Illinois đã thiết kế một chiếc nôi xách tay có hình ống được đục lỗ. Trong lúc thức, đứa trẻ được đặt bên trong chiêc nôi này để cha mẹ chúng có thể dỗ dành và trông chừng, đến khi ngủ, chiếc nắp sẽ được đóng lại và đứa trẻ vẫn có thể thở bình thường thông qua các lỗ thông khí. Cha mẹ của trẻ sẽ được rảnh tay nghỉ ngơi mà không phải mệt mỏi bế chúng trên tay trong suốt chuyến đi nữa.

Mặc dù đây là một thiết bị tiện lợi cho các bậc cha mẹ nhưng lại gây sự khó chịu cho các hành khách xung quanh vì vẫn chưa giải quyết được vấn đề hạn chế tiếng ồn của đứa trẻ. Hơn nữa, không gian trong "chiêc nôi" này quá chật hẹp nên cuối cùng sản phẩm của ông không được phổ biến rộng rãi.

Tháng 2 năm 1920: Chiếc nôi có động cơ

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Dù sao đi nữa, đung đưa liên tục một chiếc nôi để dỗ một đứa bé ngủ không phải là một công việc thú vị cho lắm. Do đó, các nhà phát minh đã chế tạo ra một chiếc nôi có động cơ để tự đung đưa liên tục trong vòng 2 tiếng đồng hồ mà không cần có người theo dõi. Giống như chiếc nôi tự đung đưa của Vanderburgh, chiếc nôi của nhà phát minh Luther P. Jones cũng được trang bị hệ thống truyền động chính là động cơ của một chiếc đồng hồ cơ. Như trong bức ảnh, chiếc nôi được treo trên một cái trục, bên trên là hệ thống cơ được gắn vào khung bằng kim loại. Để vận hành chiếc nôi này, người ta chỉ việc lên dây cót, các bánh răng sẽ vận động làm chiếc trục dao động qua lại và nôi tự đung đưa. Hoạt động của hệ thống bánh răng cũng phát ra những tiếng tách tách vui tai để đứa trẻ có thể đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Tháng 5 năm 1934: Đèn tia cực tím dành cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Vụ bắt cóc em bé tên Lindbergh vào mùa xuân năm 1934 đã khiến các bậc cha mẹ hết sức ám ảnh. Do đó, người ta đã tạo ra một thiết bị báo động tương tự như hệ thống báo động bằng laser công nghệ cao mà bạn nhìn thấy trong các bộ phim hành động. Tuy nhiên, thay vì sử dụng laser, người ta sử dụng những bóng đèn tia tử ngoại được giấu dưới chiếc nệm của trẻ. Khi chiếc nệm bị xâm phạm, tia cực tím sẽ chiếu vào một bộ cảm biến điện tử kích hoạt âm thanh báo động. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ thật sự không yên tâm khi đứa con bé bỏng của mình lại phải nằm trên một hệ thống máy móc nhạy cảm như vậy.

Tháng 10 năm 1939: Chỗ ngồi cho trẻ em trên xe đạp

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Bạn muốn đưa trẻ theo khi đi dạo phố bằng xe đạp nhưng việc vừa bế trẻ một tay vừa cầm lái lại không an toàn. Vì vậy, phát minh của Emile Eberle đến từ Geneva, Thụy Sĩ chính là câu trả lời dành cho bạn. Một chiếc ghế được gắn chặt vào tay lái và chiếc khung kim loại được gắn chặt vào cổ xe sẽ giúp bạn thoải mái đưa con dạo chơi.

Tháng 10 năm 1939: Chiếc mặt nạ phòng độc dành cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Chiếc mặt nạ toàn thân này thoạt nhìn thật hài hước, thế nhưng trước sự đe dọa của các cuộc tấn công bằng khí độc vào năm 1938 khi chiến tranh sắp bùng nổ thì đây thật sự đây là một lựa chọn khá lý tưởng. Chiếc mặt nạ này được Pháp phát triển dành cho người lớn kèm theo một phần mở rộng dành cho trẻ em. Nó được trang bị một bộ lọc và một bộ phận hoạt động như một lá phổi được chế tạo bằng cao su. Người giữ trẻ luôn kiểm soát được lượng không khí trong lành đi vào bất cứ lúc nào bằng chiếc phổi nhân tạo này.

Tháng 12 năm 1938: Đèn UV đóng đấu trẻ sơ sinh

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Để tránh tình trạng nhầm hoặc đánh tráo trẻ sơ sinh, người ta đã phát minh ra một dụng cụ dùng tia cực tím để "đóng dấu" tên viết tắt của em bé vào da ngay khi đứa trẻ vừa được sinh ra tại bệnh viện. Chiếc đèn tia cực tím cầm tay này sẽ chiếu tia cực tím thông qua một con dấu mang tên đứa bé và để lại trên da một dấu nhạt, dấu này sẽ tự biến mất sau vài tuần. Đây được ví như lần bị cháy nắng đầu tiên trong đời đứa bé vậy.

Tháng 8 năm 1939: Bản nâng cấp mặt nạ phòng độc cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Chiếc mặt nạ được ra đời trong hoàn cảnh một tháng sau khi Đức chiếm đóng Ba Lan. Nó được thiết kế bởi các nhà phát minh người Anh sau 3 năm nghiên cứu. Tương tự như mặt nạ phòng độc cho em bé trước đó, nó cũng có một bộ lọc và một chiếc bơm không khí để người giữ trẻ có thể kiểm soát lượng không khí cho bé. Phần trùm trên đầu được làm bằng vải kín khí trong khi phần cửa sổ được làm bằng vật liệu cellulose cho phép đứa bé có thể quan sát được môi trường xung quanh.

Tháng 9 năm 1939: Dụng cụ tập đi cho trẻ em

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Hầu hết các bậc cha mẹ đều tập con mình đi bằng cách nhẹ nhàng nâng chúng lên bằng tay hoặc mua cho chúng một chiếc xe tập đi. Thế nhưng, một kỹ sư người Thụy Sĩ có một ý tưởng hay hơn là thiết kế một dây đeo và xà gỗ nối giữa chân của cha mẹ vào chân của đứa bé. Bằng cách đó, cha mẹ có thể dùng chân dễ dàng hướng dẫn đứa trẻ bước đi. Một hệ thống ròng rọc cũng được gắn liền với chiếc xà gỗ để giữ cho đứa trẻ được đứng thẳng và cân bằng.

Tháng 10 năm 1939: Đai an toàn trong bồn tắm

Những sáng chế dành cho trẻ em vào những năm đầu thế kỷ 20

Thật là không an toàn khi bạn để con một mình trong bồn tắm mà không quan sát. Thế nhưng, nếu có một việc đột xuất như có người gọi cửa hoặc một đứa con khác đang khóc ở phòng kế bên thì sao? Thay vì hét lên để gọi sự giúp đỡ của vợ, chồng hoặc những người khác thì phát minh này sẽ cho phép bạn tự ra khỏi phòng tắm mà không cần phải bận tâm về đứa trẻ. Carl H. Fischer, một nhà phát minh đến từ bang Iowa đã chế tạo một thanh kim loại nhỏ để giữ chặt đứa bé vào trong thành bồn tắm khi bà mẹ đang bận công việc. Để sử dụng, chỉ cần đeo đai an toàn cho bé vào thanh kim loại và đính thanh kim loại vào bồn tắm. Hai đầu của thanh kim loại được gắn một miếng đệm cao su để nó có thể được cố định vào thành bồn tắm, qua đó giữ em bé được ngồi vững ở một vị trí cố định.

(Nguồn: phatminh )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai (16/12/2015)
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư (21/7/2014)
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có (17/7/2014)
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt (15/7/2014)
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng (23/5/2014)
Virus sởi có thể chữa được ung thư? (19/5/2014)
Não phụ nữ phục hồi nhanh hơn đàn ông (9/5/2014)
Bộ thử tinh trùng tại gia (5/5/2014)
Ứng dụng máy in 3D vào lĩnh vực y tế, thay thế thạch cao (23/4/2014)
Phát minh giúp trẻ khuyết tật đi lại bình thường (14/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ăn chay giúp kéo dài tuổi thọ (17/3/2014)
5 loại thực phẩm dễ gây ngộ độc trong mùa hè (14/3/2014)
Gene cũng quyết định khả năng nhớ mặt người (31/12/2013)
Sôcôla ít béo làm từ rong biển (31/12/2013)
Có thể kiểm soát suy nghĩ của con người? (31/12/2013)
Bài tập ngừa đau lưng cho dân văn phòng (31/12/2013)
Nguy cơ nhiễm độc từ đũa nhựa, đũa gỗ (31/12/2013)
Nhẫn giúp ngủ ngon Good Night (31/12/2013)
Phụ nữ mang thai có nên ăn lạc? (31/12/2013)
Cơ thể bạn hình quả táo hay quả lê? (31/12/2013)
Triển vọng tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học cao trong điều trị bệnh ung thư (27/12/2013)
Những hoa quả tốt cho người say rượu  (26/12/2013)
Phẫu thuật thành công bệnh nhi bị bệnh tim hiếm gặp (25/12/2013)
Cảnh báo cúm mới từ chim trời lây sang người (25/12/2013)
Cấy ghép thành công tim nhân tạo ở người (25/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Đột phá mới giúp người mù sáng mắt
5 loại quả rẻ tiền nhưng cực tốt cho những ngày nóng
Virus sởi có thể chữa được ung thư?
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt