Ông Mounir
Laroussi, giám đốc Viện plasma và laser (thuộc đại học Old Dominion tại
Norfolk, Virginia, Mỹ) cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra được một tia
Plasma với nhiệt độ phòng. Bạn có thể chạm tay vào tia plasma mà không
bị bỏng”.
Theo một công trình nghiên cứu do ông Laroussi và
nhà khoa học Nazir Barekzi tiến hành, sau 10 phút điều trị bằng tia
plasma loại này, hơn 90% tế bào bạch cầu sẽ bị tiêu diệt.
Bệnh bạch cầu là một trong những bệnh ung thư phổ
biến ở trẻ em, có tới 1/3 số trẻ bị bệnh này thiệt mạng khi mắc phải
bệnh này. Hiện tại, những bệnh nhân sống sót có thể sống khỏe mạnh nhưng
những ảnh hưởng lâu dài do các phương pháp điều trị như hóa học trị
liệu, xạ liệu, cấy ghép tủy mang lại là khá nguy hiểm.
Tia plasma lạnh được chế tạo từ khí gas không độc, có
nhiệt độ phòng và được cho là không gây ra tác động phụ được tạo ra
bằng cách phóng những hạt electron với tốc độ cực nhanh qua khí heli và
không khí. Những hạt electron này va chạm với hạt nhân và phân tử của
khí với một năng lượng rất lớn và giải phóng những hạt electron xa nhất
trong hạt nhân và phân tử khí gas, tạo ra một hỗn hợp các hạt electron
và ion tự do. Sở dĩ tia plasma chỉ ở nhiệt độ thường bởi năng lượng dùng
để tách hạt electron khỏi hạt nhân sẽ nhanh chóng tiêu tan, khiến cho
các hạt ion trở nên nguội bớt.
Laroussi có cách nhìn khá giống với Michael Keidar,
một trợ lý giáo sư thuộc khoa Kỹ sư cơ khí và không gian thuộc trường
đại học George Washington, người cũng đang cố tìm cách đưa plasma vào
chữa bệnh ung thư.
Hiện phòng thí nghiệm của ông Laroussi đang nghiên
cứu đưa plasma vào điều trị bệnh bạch cầu, nhiễm trùng vi khuẩn, và thậm
chí là điều trị bệnh Parkinson và Alzheimer.