Cũng như nhiều phát minh lớn vào thời cổ và trung đại , kính thiên văn được sáng chế ra qua một sự kiện tình cờ may mắn. Đến cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, việc chế tạo kính mắt đã trở thành phổ biến đã là điều kiện thuận lợi cho việc ra đời của kính thiên văn.
|
|
|
|
1. Từ "Ống kính ma thuật" của Lippershey...
Cũng như nhiều phát minh lớn vào thời cổ và trung đại , kính thiên văn
được sáng chế ra qua một sự kiện tình cờ may mắn. Đến cuối thế kỷ 16 đầu
thế kỷ 17, việc chế tạo kính mắt đã trở thành phổ biến đã là điều kiện
thuận lợi cho việc ra đời của kính thiên văn.
Một cơ hội may mắn đã đến với Hans Lippershey (1570-1619) là một nhà chế
tạo kính mắt sống tại Middelburg, Hà Lan. Vào năm 1608, con trai Hans
Lippershey, trong khi nghịch các kính mắt của bố, đã phát hiện ra và báo
cho bố biết có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ gần hơn, thậm chí thấy
cả mấy con chim đang nấp dưới gác chuông qua 2 kính mắt. Thay vì “đét”
vào mông chú nhóc nghịch ngợm, Lippershey đã cùng “nghịch” với con trai.
Hans Lippershey đã nghiên cứu cẩn thận và phát hiện ra 2 kính mắt thích
hợp đặt thẳng hàng nhau ở một khoảng cách nào đó, thật sự có tác dụng
“kéo gần” lại những vật ở rất xa.
Từ hôm đó, bỏ quên công việc hàng ngày, ông lao vào thử nghiệm nhiều
loại kính, nhiều kiểu kết hợp khác nhau và cuối cùng đã chế tạo thành
công chiếc” kính nhìn xa” đầu tiên của nhân loại. Chiếc kính được gọi là
“Ống kính ma thuật của Lippershey” đã nhanh chóng nổi tiếng khắp châu
Âu.
Nhưng ông không nhận được bằng sáng chế vì người đồng nghiệp cũng là
hàng xóm gần gũi của ông ,Zacharias Janssen, khiếu nại là mình đã làm
được ống kính như vậy từ trước đó 4 năm. năm 1604 ! Sau đó vài tuần,
Jacob Metius ở Alkmaar cũng đòi quyền sở hữu sáng chế này. Chính quyền
Thành Phố Middelburg tuyên bố không xác định được quyền sở hữu sáng chế
cho ai cả vì cho là kết cấu ống kính quá đơn giản, rất dễ bị sao chép.
Nhà của Zacharias Janssen ở vị trí số 1 và nhà của Hans Lippershey ở vị
trí số 2
Ống kính gồm chỉ 2 thấu kính, một thấu kính lồi hướng về vật quan sát và
một thấu kính lõm đặt sát mắt. Độ phóng đại đạt khoảng 3 đến 5 lần. Bạn
hãy thử hình dung nó làm việc ra sao qua bản vẽ này !
Bản phác thảo cổ nhất mà người ta được biết của Ống kính Lippershey
trong một lá thư viết vào tháng 8 năm 1609
Với ngôn ngữ vật lý phổ thông hiện đại thì nguyên lý làm việc của nó như
thế này :
Thấu kính hội tụ (lồi) hướng về phía vật quan sát ở rất xa sẽ cho một
ảnh thật nhỏ hơn và ngược chiều với vật tại tiêu diện của nó. Thấu kính
này được gọi là vật kính.
Thấu kính phân kỳ (lõm) được chỉnh vị trí sao cho ảnh cho bởi vật kính
sẽ nằm đúng tiêu diện vật của nó. Khi đó mắt đặt sau kính sẽ thấy ảnh ảo
cùng chiều với góc nhìn lớn hơn . Kính này được gọi là thị kính.
Độ phóng đại của kính sẽ bằng f1 (tiêu cự vật kính) / f2 (tiêu cự thị
kính)
Điều khiến chúng ta ngạc nhiên là tại sao Kính viễn vọng lại xuất hiện
chậm như vậy trong khi các điều kiện cơ sở cho sự ra đời của nó đã có từ
rất lâu.
Ở Châu Âu, thấu kính thủy tinh đã được chế tạo và dùng phổ biến từ thế
kỷ 13.
Roger Bacon ( 1219-1294) , nhà thần học Thiên chúa giáo nổi tiếng đã đề
cập đến loại kính thần diệu giúp người ta nhìn rõ hơn này trong các công
trình nghiên cứu của mình.
Lần theo quá khứ xa hơn nữa, năm 1850, người ta đã khai quật được tại
Nimrud thuộc Irak một tấm "đá lấy lửa" có niên đại cách đây hơn 3000
năm. Các nhà vật lý cho rằng tấm đá này còn có thể dùng như một kính lúp
để phóng đại.( Thậm chí có người cho là đây chính là vật kính của một
kính thiên văn cổ dựa trên cơ sở truyền thuyết của người Assyrie cổ đã
mô tả Sao Thổ như một vị thần đứng trong một vòng gồm những con rắn cắn
đuôi! Phải chăng họ đã từng có được những chiếc kính mạnh hơn của
Lippershey và biết rõ về vành đai sao Thổ ? ).
Các nghiên cứu về ánh sáng và thị giác cũng đã được các nhà "triết học"
cổ đại tiến hành từ rất lâu.
Các tiên đề hình học Euclide (325-265BC) rất quen thuộc với chúng ta có
lẽ đã được rút ra qua các nghiên cứu của ông về tia sáng.
Archimedes xứ Syracuse (287-212BC) đã từng dùng gương hội tụ ánh nắng
mặt trời để đốt cháy chiến thuyền La mã chứng tỏ ông đã biết sự phản xạ
trên gương cầu.
Hero xứ Alexandria (10-70) và Ptolemy (90-168), tác giả của thuyết Địa
tâm từng đứng vững hơn 15 thế kỷ, đã bắt đầu xây dựng các nguyên lý của
quang hình học qua các nghiên cứu về hiện tượng phản xạ và khúc xạ.
Khi châu Âu chìm vào “đêm trường Trung cổ” thì ánh sáng khoa học bừng
sáng ở phía Đông. Nhà bác học vĩ đại người Aicập Ibn al-Haytham
(965-1040) , người được mệnh danh là cha đẻ của quang học, từ các công
trình nghiên cứu thực nghiệm của mình, đã hệ thống hoá hoàn chỉnh các
nguyên lý về quang hình học gần như dưới dạng chúng ta đã biết hiện nay.
( trước I.Newton vĩ đại và R. Descarte gần 500 năm !)
Chỉ có một lý giải cho sự chậm trễ này : sự SỢ HÃI.
Vào thời kỳ đó, mọi ý tưởng chệch hướng với các "quan điểm chính thống
Thiên chúa giáo" đều bị xem là tà giáo và phải bị thiêu hủy, đúng theo
cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng !
Các nhà khoa học với các ý tưởng "điên rồ" rất dễ bị xem là "dị giáo",
là "phù thủy" nếu không chịu "hối cải" (như G. Gallile chẳng hạn) thì bị
Tòa án dị giáo đưa lên dàn hỏa cùng với các tác phẩm của ma quỷ (như
Giordani Bruno)
Ngay với một tu sĩ Thiên chúa giáo dòng Franciscan R.Bacon, người được
xem là "người Thầy kỳ diệu" mà chúng ta đã nhắc đến ở trên, cũng đã phải
rất thận trọng khi nghiên cứu những "bí ẩn của tự nhiên" để tránh bị
xem là lạc đạo.
Kính viễn vọng cũng rất dễ bị xem là một "sản phẩm của ma quỷ" với một
lý luận theo kiểu " nếu Chúa muốn con người nhìn xa hơn thì Ngài đã ban
cho họ đôi mắt của loài chim cắt".
Như đã nói ở trên, có đến 2 người cùng đòi bằng sáng chế kính viễn vọng
sau khi Hans Lippershey công bố sáng chế của mình. Có thể họ đã phát
minh độc lập nhưng cũng không loại trừ khả năng họ "copy" của nhau hoặc
của một nhà sáng chế nào đó không đủ dũng khí để công bố công trình của
mình.
Có lẽ chính quyền Middelburg đã đúng khi quyết định không công nhận ai
cả vì dường như kính viễn vọng đã được người ta biết đến từ lâu nhưng
Nhân loại đã ghi công xứng đáng cho Hans Lippershey vì ít nhất ông đã
dũng cảm chấp nhận khả năng bị xem như là một phù thủy với những hậu quả
bi đát.
Cũng nhận xét thêm về sự khéo léo của ông khi "trình làng" sản phẩm của
mình dưới dạng ống nhòm, chỉ có độ phóng đại 3 lần, dù khả năng có thể
cao hơn nhiều, và được giới thiệu là dùng để "xem hát" !
Ý nghĩa của phát minh này được thể hiện qua nhận xét của nhà triết học,
toán học nổi tiếng người Pháp René Descarte, năm 1637 : “By taking our
sense of sight far beyond the realm of our forebears''''''''
imagination, these wonderful instruments, the telescopes, open the way
to a deeper and more perfect understanding of nature.”
2. Đến Kính Thiên văn Gallile.
Chỉ vài tháng sau, năm 1609, nhà bác học vĩ đại Gallileo Gallilei
1564-1642 , từ nước Ý xa xôi, nghe mô tả về chiếc ống Lippersey và đã
thử làm một chiếc tương tự.
Ông cũng là người nhận ra tầm quan trọng của loại ống kính viễn vọng này
trong thương mại, hàng hải và quân sự.
Không hài lòng về chiếc kính này, cũng như giới làm kính TV amateur bây
giờ, ông thử làm ống kính dài hơn, lớn hơn, dùng nhiều loại kính khác
nhau và cuối cùng, nâng độ phóng đại của kính lên đến khoảng 30 lần. Ống
kính của ông dài khoảng 1,3m tức là vật kính có tiêu cự 130cm và thị
kính 4-5cm. |
|
|
|
|
|