banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Lần đầu tiên thả muỗi… phòng sốt xuất huyết
(www.phatminh.com) Ngày 3/4, tại đảo Trí Nguyên, tỉnh Khánh Hòa, lần đầu tiên ngành y tế triển khai hoạt động thay thế quần thể muỗi tự nhiên bằng một quần thể muỗi mới có khả năng giảm sự lây nhiễm virút Dengue truyền bệnh sốt xuất huyết trong muỗi vằn Aedes Aegypt.


 

Việc thả loại muỗi mới này vào cộng đồng nhằm đem lại kết quả gì và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe ngườidân? GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã trao đổi với Tin Tức xung quanh vấn đề này.

 

Việc chủ động thả khoảng 200.000 con quăng (ấu trùng của muỗi) trong vòng 12 tuần tại hơn 800 hộ dân- sau này các con quăng sẽ nở thành muỗi mang vi khuẩn Wolbachia- lên đảo Trí Nguyên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người dân địa phương không, thưa Giáo sư (GS)?

 

 Wolbachia là vi khuẩn nội bào được phát hiện từ năm 1924 và tồn tại tự nhiên trên hơn 70% loài côn trùng trên trái đất (bướm, bọ rầy, kiến, nhện...). Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia có thể gây ức chế khả năng phát triển của virút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) trong cơ thể muỗi, từ đó giảm nguy cơ lây lan dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng.

 

 

Ngày 3/4, lần đầu tiên ngành y tế triển khai hoạt động đặt quăng (ấu trùng của muỗi) chứa Wolbachia tại từng hộ gia đình trên đảo Trí Nguyên, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phương Liên

 

 

Nếu quần thể muỗi Aedes aegypti chứa Wolbachia thay thế hoàn toàn quần thể muỗi Aedes aegypti trong tự nhiên thì sẽ giảm đáng kể nguy cơ lan truyền bệnh sốt xuất huyết. Đó là lý do vì sao Việt Nam tham gia Dự án Hướng tới loại trừ bệnh SXH, một dự án quy mô toàn cầu nghiên cứu về khả năng ứng dụng của muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống SXH từ năm 2006 đến nay.

 

Nhiều năm nay, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ đã tiến hành nghiên cứu, duy trì chủng muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia để phục vụ nghiên cứu và sản xuất trứng muỗi cho hoạt động đặt quăng trên đảo Trí Nguyên, một hoạt động thuộc Dự án “Đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes Aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia” (từ 2012 - 2015).

 

Trong quá trình này, các cán bộ dự án thường xuyên tự nguyện cho muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia  đốt, ăn máu. Việc cho muỗi Aedes aegypti đốt là an toàn vì các bằng chứng nghiên cứu trên mẫu huyết thanh của nhóm cán bộ thường xuyên cho muỗi đốt cho thây không phát triển kháng thể IgG đối với Wolbachia. Điều này có nghĩa là Wolbachia không truyền sang người.

 

Mặt khác, để quần thể muỗi tự nhiên trên đảo Trí Nguyên không tăng sau khi đặt quăng, dự án đã tiến hành hoạt động làm giảm quần thể muỗi tự nhiên tại cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên (khoảng 50 người dân địa phương). Trong thời gian từ 12 tuần (từ tháng 1 – 3/2013), các cộng tác viên đã đến từng gia đình do mình phụ trách và loại bỏ tất cả loăng quăng ở các dụng cụ chứa nước bằng vợt.

 

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dân, từ cuối tháng 3/2013, dự án đã tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho toàn bộ người dân trên đảo Trí Nguyên để tạo cơ sở dữ liệu xây dựng mô hình bệnh tật của người dân trên đảo. Khi dự án kết thúc (năm 2015), người dân sẽ được khám sức khoẻ lần hai.

 

Đặc biệt, dự án sẽ tiến hành tìm kháng thể kháng Wolbachia trên huyết thanh của người dân đảo trước và sau khi đặt quăng để đưa ra thêm các bằng chứng khoa học khẳng định lại rằng Wolbachia không truyền sang người khi bị muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia đốt.

 

Ngoài ra, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục giám sát khả năng truyền Wolbachia từ muỗi sang động vật ăn muỗi, bọ gậy (cá và thạch sùng). Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra các vấn đề không mong muốn trong quá trình đặt quăng trên thực địa, dự án sẽ ngừng ngay việc đặt quăng,  đồng thời phối hợp với chính quyền và y tế địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế. 

Khi nào có thể khẳng định về hiệu quả của việc thả muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên đảo Trí Nguyên, thưa GS?

 

Hoạt động đặt quăng sẽ được triển khai từ ngày 3/4/2013, và liên tục trong vòng 12 tuần. Trong thời gian này, cán bộ Dự án sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ và xác định tỷ lệ quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trên thực địa theo từng tuần. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá được khả năng thay thế quần thể muỗi Aedes aegypti tự nhiên của quần thể muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia trong điều kiện môi trường tự nhiên.

 

Ngoài ra, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá khả năng ức chế nhiễm vi rút dengue trong thực nghiệm của muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia thu thập được tại thực địa sau 3 tháng đặt quăng. Hoạt động này nhằm đảm bảo khả năng ức chế nhiễm vi rút dengue của muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia sau khi thay thế và được nhân rộng trong môi trường tự nhiên vẫn được duy trì và như vậy khả năng lan tryền vi rút dengue trong cộng đồng sẽ được hạn chế tối đa.

 

Lăng quăng  thu thập được từ thực địa sẽ được nuôi đến giai đoạn muỗi trưởng muỗi thành tại phòng thí nghiệm của Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của ĐH Oxford tại Bệnh viện các bệnh nhiệt đới TP.HCM (OUCRU). Tại đây, muỗi sau khi ăn máu bệnh nhân SXH mắc các tuýp khác nhau sẽ được nuôi giữ bằng nước đường trong vòng 14 ngày.

 

Sau đó số muỗi này sẽ được tiến hành xác định tỷ lệ nhiễm/không nhiễm vi rút Dengue. Các kết quả các thí nghiệm tương tự trước đây cho thấy, tỷ lệ nhiễm vi rút Dengue của muỗi Aedes aegypti tự nhiên thu thập tại đảo Trí Nguyên là từ 70% trở lên và tỷ lệ nhiễm của muỗi Aedes aegypti mang Wolbachia duy trì trong phòng thí nghiệm là dưới 5%.

 

Chúng tôi đang thảo luận khả năng triển khai trên qui mô rộng hơn nếu dự án này thành công.

 

Xin cảm ơn GS!

 

Trước Việt Nam, Ôxtrâylia - thành viên chính của Dự án Hướng tới loại trừ bệnh SXH đã thực hiện việc thả muỗi mang Wolbachia tại một số các khu vực dân cư từ tháng 1/2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thả loại muỗi này không những không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn có khả năng thay thế quần thể muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trong tự nhiên.

Đặc biệt, kết quả giám sát quần thể muỗi Aedes aegypti tại cộng đồng cho thấy, Wolbachia có khả năng duy trì trên quần thể muỗi Aedes aegypti trong suốt 12 tháng mà không cần phải thả bổ sung thêm muỗi.

Bởi vậy, Ôxtrâylia đã tiếp tục mở rộng Dự án nghiên cứu về khả năng ứng dụng của muỗi mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống SXH tại 5 khu vực cộng đồng khác với quy mô lớn hơn trong giai đoạn 2012- 2013.

(Nguồn: vnexpress.net )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
10 loài động vật sống lâu nhất quả đất (3/4/2013)
Nghiên cứu thành công vắcxin mới chống lở mồm long móng (29/3/2013)
Phần lớn trí thông minh của trẻ là do di truyền (28/3/2013)
Tác hại của vòng eo phì nhiêu (28/3/2013)
Tái lập trình tế bào thành tế bào thần kinh (28/3/2013)
TESTING (26/3/2013)
”Miếng vá” giúp khôi phục thị lực (26/3/2013)
Cảnh báo vi rút ở dơi gây chết người (26/3/2013)
Con lợn 6 chân (26/3/2013)
Thiết bị thử máu dưới da siêu nhỏ (25/3/2013)
18 năm mới rút dao khỏi hộp sọ (25/3/2013)
Cảnh báo virus ở dơi gây chết người (23/3/2013)
Nước ép trái khổ qua chữa được ung thư tuyến tụy? (19/3/2013)
Nhảy múa để tránh trầm cảm (18/3/2013)
Dự đoán tuổi thọ người mắc bệnh tim qua chiều dài DNA (16/3/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt