banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Khó ngủ lúc trẻ, mất trí nhớ về già
(phatminh.com) Những người khó ngủ có nguy cơ bị các vấn đề liên quan đến trí nhớ khi bước sang tuổi xế chiều, theo báo Daily Mail.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Y Đại học Washington (Mỹ) đã kiểm tra kiểu ngủ của 100 người tuổi từ 45-80 không bị chứng mất trí. Phân nửa nhóm người này có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học nhận thấy thời lượng và chất lượng giấc ngủ mỗi đêm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ lúc về già.
Các nhà khoa học nhận thấy thời lượng và chất lượng giấc
ngủ mỗi đêm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ lúc về già.

Theo tiến sĩ Yo-El Ju, trưởng nhóm nghiên cứu, giấc ngủ gián đoạn có thể liên quan đến việc hình thành các mảng amyloid, dấu hiệu của bệnh Alzheimer, trong não của những người không bị các vấn đề về trí nhớ.

Một thiết bị được đặt vào các đối tượng nghiên cứu trong 2 tuần để đo lường giấc ngủ, trong khi các sổ ghi nhớ và bản trả lời câu hỏi của họ được các nhà nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng.

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng 25% những người tham gia có dấu hiệu hình thành mảng amyloid, vốn có thể xuất hiện vài năm trước khi các triệu chứng của bệnh Alzheimer bắt đầu.

Thời lượng trung bình mà mỗi người trong cuộc nghiên cứu này nằm trên giường là khoảng 8 tiếng, nhưng thời lượng ngủ trung bình là 6 tiếng rưỡi do họ thức giấc nhiều lần trong đêm.

Cuộc nghiên cứu cho thấy những người thức giấc hơn 5 lần/giờ có nguy cơ hình thành các mảng amyloid nhiều hơn so với những người không thức giấc nhiều như vậy.

Các chuyên gia còn nhận thấy rằng những người ngủ kém ngon hơn có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của giai đoạn đầu mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với những người ngủ ngon giấc.

Nói cách khác, những người dành chưa đến 85% thời gian trên giường của mình vào việc ngủ có nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu của căn bệnh này nhiều hơn so với những người dành hơn 85% thời gian trên giường vào việc ngủ.

Theo tiến sĩ Ju, cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác định lý do vì sao xảy ra điều nói trên và liệu những thay đổi về giấc ngủ có thể dự báo khả năng suy giảm khả năng nhận thức hay không.

(Nguồn: Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nhạc chuông ảnh hưởng đến trí nhớ (17/2/2012)
Béo phì từ trong não (16/2/2012)
WB giúp Việt Nam đối phó nguy cơ lũ lụt ở thành thị (15/2/2012)
Đàn ong sẵn sàng đàn áp quyết liệt đối thủ (15/2/2012)
Sản xuất phân vi sinh từ bã thải sắn (15/2/2012)
Nấm mốc có thể là “nhà máy dược liệu” (15/2/2012)
Bỗng dưng nói giọng nước ngoài sau co giật (15/2/2012)
Bơi lội tốt cho người huyết áp cao (14/2/2012)
Sống lâu hơn nếu lạc quan về sức khỏe (14/2/2012)
Phát hiện loại thảo dược mới chống lão hoá (14/2/2012)
Phát hiện hóa thạch ruồi  (13/2/2012)
Kỳ lạ loài hoa có mùi xác thối (13/2/2012)
Uống quá nhiều nước ngọt dễ bị hen suyễn (11/2/2012)
Thiếu máu làm tăng nguy cơ tử vong sau đột quỵ (11/2/2012)
Bước tiến mới trong điều trị bệnh nhân khiếm thị (11/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt