banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Quên ăn vì "hệ thống tiết kiệm thông minh"
Vừa đi thực tập, Nguyễn Thành Phương vừa nghiên cứu tiết kiệm điện cho đèn đường với thiết bị cảm ứng nhận tín hiệu âm thanh, ánh sáng...

Dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt cương nghị và thông minh, Phương cho biết đã ấp ủ ý tưởng nghiên cứu về thiết bị tiết kiệm điện từ khi còn là sinh viên năm thứ nhất. Khi ấy đi ngoài đường, thấy đèn chiếu cả đêm khiến cậu rất xót xa vì điện đang bị lãng phí.

"Nhưng mãi đến khi đọc được thông tin trên báo về cuộc thi Ý tưởng xanh em mới chính thức bắt tay vào viết đề cương và phát triển ý tưởng", Phương nói.

Sinh ra và lớn lên ở Nha Trang (Khánh Hòa), Phương thi đỗ và theo học lớp kỹ sư tài năng Việt - Pháp, ĐH Bách khoa TP HCM. Thời điểm viết đề án cũng là lúc cậu bận rộn nhất khi phải đi thực tập tốt nghiệp. Thế nhưng chàng trai trẻ vẫn quyết tâm thực hiện.


Phương (ngoài cùng bên phải) thuyết trình về đề án trước ban giám khảo.

Lặn lội tìm mua những thiết bị điện tử cũ, phụ kiện làm bối cảnh, lúc nào rảnh rỗi, Phương lại cặm cụi lắp ghép, tạo mô hình, có khi quên ăn quên ngủ. Thời gian đầu lóng ngóng, lại chưa có kinh nghiệm nên Phương thử mọi cách mô hình vẫn không thể hoạt động.

Không nản vì thất bại, Phương lại tiếp tục mày mò và hỏi thêm bạn bè, thầy cô. Gần ba tháng thực hiện, mô hình của Phương đã hoạt động tốt. Tổng kinh phí chỉ hơn một triệu đồng.

Lấy tên gọi "Hệ thống quản lý tiết kiệm thông minh", Phương cho biết mô hình hoạt động theo cơ chế: Thời gian 18h-22h, hệ thống đèn sẽ tự động bật để người đi đường qua lại. 22h-23h30, hệ thống chuyển sang chế độ 2 (một bóng tắt và một bóng sáng xen kẽ). 23h30 đến 1h sáng, hệ thống chuyển sang chế độ 3 (2 bóng tắt và một bóng sáng xen kẽ). Và từ 1h sáng trở đi, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ 4, đèn sẽ tắt toàn bộ và chỉ bật chế độ cảm biến âm thanh (nếu có người đi qua, đèn sẽ tự động bật sáng).

Mô hình nổi bật ở việc sử dụng bộ cảm ứng gồm cảm ứng ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ. Thiết bị này sẽ tự động quản lý các thiết bị chiếu sáng ngoài trời như tắt đèn khi trời sáng và bật đèn khi trời tối (chức năng chính) và kiểm tra nhiệt độ trong nhà để điều chỉnh cho phù hợp khi dùng máy điều hòa (chức năng phụ).

Trong ngày hội ý tưởng xanh, khi các bạn khác có người thân, bạn bè đi cổ vũ thì Phương chỉ rủ thêm một bạn nữa cùng đưa mô hình đi và trang trí gian hàng. Trình bày đề án của mình trước ban giám khảo, Phương tỏ ra khá điềm đạm và chững chạc. Những câu hỏi của ban giám khảo về tính bền vững của dự án, ích lợi đối với cộng đồng cũng như khả năng triển khai thực tế đã được Phương trả lời rất tốt.

"Nhận được giải nhì và có tiền thưởng, được Toyota hỗ trợ, em sẽ nâng cấp mô hình để đưa nó vào thực tế. Em tin tưởng với hệ thống tiết kiệm thông minh này, lượng điện sử dụng sẽ được tiết kiệm tối đa", Phương nói.


(Nguồn: Theo Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cừu có thể hóa giải thuốc nổ TNT qua tiêu hóa (20/4/2011)
Biến xăng từ 1 thành 2: Sáng chế mới hay ảo tưởng? (14/4/2011)
Camera giúp người mù phục hồi khả năng nhìn (14/4/2011)
Trị bá bệnh bằng ”khinh khí cầu vi khuẩn” (14/4/2011)
Nga phát minh ra vaccine chống phóng xạ (14/4/2011)
Nga phát minh ra loại vắcxin giúp chống phóng xạ (14/4/2011)
Tạo ra điện năng mới từ lá cây (14/4/2011)
Sản xuất điện trực tiếp từ nước (14/4/2011)
Thấu kính đa diện cho kính hiển vi 3D (14/4/2011)
Máy giúp trẻ dị tật luyện nói (14/4/2011)
Camera phát hiện ung thư, mối mọt (14/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt