banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bộ xử lý máy tính bắt chước não người
(phatminh.com) Công cuộc chế tạo máy tính có hành vi như con người vừa có một bước tiến vượt bậc. Mới đây, Hãng chế tạo máy IBM công bố họ đã tạo được 1 hệ thống máy tính với 2 vi xử lý được thiết kế để mô phỏng khả năng của não người đối với việc hiểu mọi "hành động" với sự kiện xảy ra xung quanh và tổng hợp dữ liệu phức tạp.

Thay vì đòi hỏi chương trình lập sẵn như mọi máy tính cần có trong hơn nửa thế kỷ qua, vi xử lý này sẽ cho phép một thế hệ máy tính mới - gọi là những máy tính có nhận thức.

Các vi xử lý mới được tiết lộ hôm 18/8 là bước đầu trong dự án gọi là SyNAPSE. Hai vi xử lý này là một bước tiến hướng tới việc cho phép máy vi tính "suy luận" thay vì phản ứng dựa theo dữ liệu lập trình sẵn. Hệ thống này có khả năng "mắc lại" những kết nối của nó khi tiếp nhận thông tin mới giống như ở kỳ tiếp hợp sinh học (trong phân chia tế bào).

Các nhà nghiên cứu tin rằng, nhờ việc sao chép đặc điểm đó, công nghệ có thể bắt đầu học hỏi. Các máy tính có khả năng nhận thức có thể được sử dụng để hiểu hành vi của con người cũng như kiểm tra môi trường.

Dharmendra Modha, Trưởng dự án của IBM, giải thích rằng, họ đang cố gắng tái tạo khía cạnh trí não chẳng hạn như cảm xúc, nhận thức, cảm giác bằng cách "trộm công nghệ của bộ não". Hệ thống này, có tên gọi là SyNAPSE, sử dụng 2 nguyên mẫu "vi mạch điện toán khớp thần kinh" - mỗi vi mạch có 256 lõi mà các nhà khoa học mô tả như các neuron thần kinh điện tử. Trên một vi mạch có 262.144 khớp thần kinh có thể lập trình, vi mạch kia chứa 65.536 khớp thần kinh học hỏi.

Ở con người và loài vật, khớp thần kinh kết nối giữa các tế bào não sẽ tự liên kết trong quá trình trải nghiệm ở thế giới thật. Quá trình học hỏi là rất cần thiết cho sự hình thành và củng cố những kết nối này. Máy móc không thể tự liên kết hoặc ngắt liên kết các mạch điện tử của nó. Tuy nhiên, nó có thể mô phỏng quy trình đó bằng cách "khuếch đại" những tín hiệu quan trọng và ít "chú ý" tới tín hiệu khác.

IBM không tiết lộ chính xác chi tiết hoạt động của SyNAPSE, nhưng Tiến sĩ Richard Cooper, một độc giả trong ngành khoa học nhận thức tại Trường đại học London, cho biết bộ xử lý này tái tạo các kết nối vật lý bằng cách sử dụng một máy tính ảo khác. Thay cho những liên kết mạnh yếu khác nhau, bộ xử lý này sẽ nhớ cường độ phải "chú ý" đối với mỗi tín hiệu và biến đổi tùy theo kinh nghiệm mới.

Sức mạnh của 2 vi xử lý mới này không giống với siêu máy tính Watson của IBM đã "hạ đo ván" 2 nhà vô địch trong chương trình Jeopardy hồi đầu năm nay. 2 vi xử lý này còn hứa hẹn viễn cảnh khác mà các nghiên cứu đang mong đợi: 1 hệ thống máy tính có thể giám sát nguồn nước của cả thế giới với khả năng đo lường nhiệt độ, áp suất, độ cao của sóng, âm học… để đưa ra cảnh báo khi nó nghĩ rằng có sóng thần sắp xảy ra. Hoặc một hệ thống cảm biến giúp chủ cửa hàng tạp hóa có thể dùng để đọc dấu hiệu, mùi, nhiệt độ và đưa ra cảnh báo nếu như món hàng đó sắp hư.

Để sử dụng được 2 vi xử lý này, các nhà nghiên cứu IBM đã xây dựng một "bức tường não" tại Phòng thí nghiệm ở San Jose (California, Mỹ). Mục tiêu lâu dài là gì? Một vi xử lý với kích thước 1cm2 sẽ có tương đương 1 triệu neuron thần kinh và 10 tỉ kết nối thần kinh. Modha và các nhà nghiên cứu khác cho rằng, với kỹ thuật lập trình hiện nay, mọi máy tính được áp dụng công nghệ mà họ đang dùng với dự án SyNAPSE đều sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Sau thành công hiện nay, IBM tiếp tục nghiên cứu SyNAPSE ở giai đoạn 2 cùng với các đối tác tại Trường đại học Columbia, Trường đại học Cornell, Trường đại học California và Trường đại học Wisconsin. Được biết, giai đoạn 2 của dự án này đã được thưởng 21 triệu USD từ quỹ của DARPA (Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu tiến bộ thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ).

(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Máy tính biết trò chuyện với người (16/9/2011)
Siêu máy tính có thể dự đoán bất ổn xã hội (12/9/2011)
Phát hiện các hoạt động trực tuyến bất hợp pháp bằng phần mềm mới (12/9/2011)
Máy bay không người lái mini (27/8/2011)
Sợi nano khoẻ nhất xuất hiện (26/8/2011)
Thiết bị không người lái kết hợp trực thăng và máy bay (26/8/2011)
Robot giống người thức dậy trong vũ trụ  (25/8/2011)
Bộ nhớ máy tính bằng pha lê  (22/8/2011)
Chế biến muối đen thành muối công nghiệp cao cấp (19/8/2011)
Vật liệu xây dựng điều tiết nhiệt (19/8/2011)
Công nghệ giữ thực phẩm tươi trong nhiều năm (19/8/2011)
Da nhân tạo chống đạn  (19/8/2011)
Bàn chải đánh răng tự động sạc pin từ laptop (15/8/2011)
Tạo robot mô phỏng vi khuẩn đường ruột (15/8/2011)
Robot sẽ thay thế con người trong tương lai?  (14/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt