Các nhà khoa học của NASA cho biết trong hơn 10 năm nghiên cứu các bức ảnh chụp gửi về từ Tàu do thám bay theo quỹ đạo Sao Hỏa họ đã tìm thấy 248 dấu vết va chạm trên bề mặt Hành tinh Đỏ.
Tuy nhiên NASA cũng cho biết con số này chỉ mang tính ước lượng dựa vào việc nghiên cứu một phần bề mặt Sao Hỏa. Con số chính xác về số lần va chạm có thể nhiều hơn 3 đến 10 lần.
Nghiên cứu cho thấy các vật thể bay "đụng độ" với Sao Hỏa phần lớn là các hành tinh hoặc các mảnh sao chổi có kích thước nhỏ, đường kính không quá 1-2m.
Những vật thể bay với kích thước như vậy thường không thể gây tổn hại tới Trái Đất do chúng sẽ bị thiêu trụi khi đi qua tầng khí quyển hành tinh chúng ta.
Tuy nhiên, do Hành tinh Đỏ có tầng khí quyển mỏng hơn nhiều, các "kẻ tấn công" này có thể dễ dàng chạm tới bề mặt Sao Hỏa và gây ra các hố va chạm có đường kính ít nhất 3,9m.
Ingrid Daubar, nhà khoa học tại Đại học bang Arizona (Mỹ) đồng thời là chủ nhiệm công trình nghiên cứu, cho biết phát hiện này giúp các giới thiên văn học có cơ hội theo dõi quá trình xảy ra va chạm trong vũ trụ cũng như nghiên cứu các hố va chạm ngay sau khi chúng được hình thành