Theo sáng kiến сủa các chuyên gia địa chất công trình, thiết bị Anh, để ngăn chặn tình trạng Trái đất nóng lên, người
ta dùng một quả cầu khổng lồ, kích thước tương đương một sân vận động
có ống dẫn (tựa như ống cao su mềm để tưới cây trong vườn) dài trên 20km
và phun hàng tấn các hoá chất lên tầng bình lưu (stratosphere).
Các chuyên gia Anh tin rằng việc phun hóa chất lên tầng bình lưu sẽ giúp giảm nhiệt cho Trái đất.
Các nhà khoa học tính toán, những giọt
dung dịch sunfat và các hạt khí dung sẽ phản xạ năng lượng Mặt trời trở
lại vũ trụ, không để nguồn năng lượng này làm Trái đất bị nóng lên. Thiết
bị làm việc dựa trên nguyên lý tác dụng của núi lửa, mỗi khi chúng phun
trào đều làm nhiệt độ trung bình toàn cầu giảm xuống.
Hiên nay các nhà nghiên cứu đang chuẩn
bị tiến hành thử nghiệm thiết bị quy mô nhỏ. Một quả cầu kích thước
không lớn lắm được nâng lên độ cao 1km, rồi phun nước vào khí quyển để
đánh giá hiệu quả của phương pháp.
Một trong các tác giả của dự án, giảng viên trường Đại học Oxford, Hew Hunt cho biết: "Ưu điểm của phương pháp là ở chỗ, chúng tôi có thể điều chỉnh được tốc độ phun của hạt vào khí quyển”.
Tuy nhiên phương pháp “núi lửa nhân tạo”
cũng có những nhược điểm. Ví dụ sự phun hoá chất sẽ dẫn đến tích luỹ
khí cacbonic trong khí quyển, làm nước biển trở nên độc hại. Mặt khác
ảnh hưởng của thiết bị đến thời tiết chưa dự đoán được.
Trước đây các chuyên gia địa chất công
trình đã từng đề xuất rất nhiều phương cách để bảo vệ Trái đất khỏi bị
nóng lên như dùng một tấm gương khổng lồ, đặt trên các vệ tinh quỹ đạo
để phản xạ ánh sáng trở lại vũ trụ. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra ý
tưởng trồng những loại cây ưa ánh sáng, phun nước biển vào những đám mây
để tạo ra hiệu ứng phản xạ cũng như sơn đường phố và mái nhà thành màu
trắng. Ngoài ra, còn có dự án phun bột sắt vào nước biển, phá những đám mây tích (wollpack cloud), hút khí nhà kính từ không khí, lấy nhiệt từ đại dương.
Việc cứu Trái đất khỏi bị nóng lên hiện
đã rất cấp bách, không thể chậm trễ được nữa. Vừa qua Cơ quan năng lượng
quốc tế của LHQ thông báo nồng độ khí cacbonic trong không khí gây ra
hiệu ứng nhà kính đang tăng lên rất nhanh. Tình trạng đó dẫn đến năm
ngoái đã là năm nóng nhất trong lịch sử Trái đất.
Đầu tháng sáu các nhà nghiên cứu trường
Đại học Stanford cảnh báo rằng nhiệt độ trung bình mùa hè trong các thập
kỷ tới sẽ tăng cao khó lường do sự nóng lên toàn cầu. Sự thay đổi khí
hậu tập trung vào đới giữa – châu Âu, Trung Quốc và Bắc Mỹ. Còn tại các
nước nhiệt đới châu Phi, châu Á và Nam Mỹ, nhiệt độ mùa hè sẽ “leo thang” dần trong suốt 20 năm.