Loài trùng có vảy đã tiến hóa để thích hợp với điều kiện sống - (Ảnh: Daily Mail)
Những loài sinh vật này được gọi là loại giun nhiều tơ, hay trùng có vảy. Chúng vẫn còn tồn tại và tiến hóa để thích hợp với cường độ áp lực ở độ sâu hơn 1.000m bên dưới bề mặt nước biển, nơi ánh sáng mặt trời không bao giờ thâm nhập được. Loài trùng có vảy này cũng sống gần lỗ thông hơi, chúng sử dụng răng để ăn vi khuẩn và những loài sinh vật đơn giản. Miệng của loài trùng có vảy có thể lộn từ trong ra ngoài để bắt mồi dễ dàng - (Ảnh: Daily Mail)
Trong khi đó loài giun nhiều tơ là vật chủ của loài vi khuẩn cộng sinh. Những loài vi khuẩn này có nghĩa vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Sinh vật tồn tại trong cái lạnh của đáy biển và cả trong dòng nước nóng cũng được tìm thấy gần miệng núi lửa, nơi nhiệt độ lên đến 375 độ C - (Ảnh: Daily Mail)
Các nhà khoa học cho rằng trên bề mặt sao Mộc hay sao Hỏa cũng tồn tại những lỗ thủy nhiệt, nên việc khám phá khu vực sâu nhất đại dương sẽ làm sáng tỏ về khả năng của sự sống hiện tại nào đó trên các hành tinh. |