Hiện nay, vẫn chưa phát hiện tiểu hành tinh nào đe dọa Trái đất nhưng gần đây, Internet lan truyền thông tin về tiểu hành tinh Apophis có đường kính 490m sẽ lượn quanh Trái đất ở khoảng cách vài trăm ngàn dặm vào năm 2036.Thảm họa va chạm giữa tiểu hành tinh và trái đất từng được dự đoán đã xảy ra và gây nên sự diệt vong của loài khủng long. Lo ngại sự tái diễn của thảm họa này, các nhà khoa học đã cùng nhau thảo luận các giải pháp ngăn chặn và họ đã đưa ra một số ý tưởng.
Phía Nga đang xem xét việc gửi tàu vũ trụ đến một tiểu hành tinh lớn để theo dõi đường đi của nó và ngăn chặn khả năng tiểu hành tinh này va chạm trái đất.
Chân dung Apopis, kẻ đe dọa Trái đất vào năm 2036 (Ảnh:NASA)
ESA, năm 2005 đưa ra khái niệm "Don Quijote" liên quan đến việc bắn một vệ tinh tác động(impactor) vào một tiểu hành tinh "thử nghiệm" vào năm 2015 để xem nó có làm chệch hướng tiểu hành tinh. Đồng thời, ESA cũng tập trung phát triển việc thăm dò các tiểu hành tinh nhằm báo động nguy hiểm kịp thời nhờ vào hệ thống kính viễn vọng được xây dựng đặc biệt, các nhà thiên văn và sự hợp tác với các cơ quan bên ngoài như Trung tâm tiểu hành tinh của Viện Smithsonian và Tổ chức an ninh thế giới.
NASA vào tháng 7/2005 cũng đã gửi một tàu thăm dò tác động va chạm với sao chổi Tempel 1 trong thí nghiệm về khả năng làm chệch hướng những đối tượng đe dọa Trái đất.
Việc điều chỉnh đường đi của tiểu hành tinh có thể được thực hiện bằng cách bao phủ nó bằng một lớp nhựa trắng. Nếu được phát hiện đủ xa ngoài vụ trũ thì sự tác động của tia mặt trời cũng đủ để dịch chuyển tiểu hành tinh "bị sơn trắng" này.
Giải pháp khác là sử dụng tia laser hoặc vụ nổ bề mặt để bào mòn vật liệu của tiểu hành tinh.
Một số ý tưởng khác là dùng một tàu vũ trụ siêu hạng để kéo tiểu hành tinh ra khỏi quỹ đạo của nó hoặc sử dụng cánh buồm để khai thác gió mặt trời.
Vấn đề ở chỗ, những phương pháp này chỉ có thể được áp dụng nếu tiểu hành tinh được phát hiện sớm. Việc dịch chuyển hành tinh từng chút một với những biện pháp sẽ phải cần đến thời gian khoảng 20 năm.
Nếu "kẻ đe dọa" thình lình xuất hiện trong vòng một tháng thì con người hầu như không có giải pháp. May mắn là, hầu hết các tiểu hành tinh lớn lảng vảng gần Trái đất đều được phát hiện.
Tuy nhiên, những hành tinh nhỏ có đường kính từ 300 - 400m cũng có thể gây thiệt hại ở cấp lục địa. Đó là lí do mà các chương trình "bắn phá" tiểu hành tinh của các cơ quan vũ trụ vẫn được các nhà khoa họa miệt mài nghiên cứu để tiếp tục đề xuất thêm giải pháp trong tình huống cấp bách.