banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
11 sự kiện thiên văn tiếp nối "giật gân" 2012
(www.phatminh.com) Có thể nói, 2012 là một năm tuyệt vời cho việc quan sát các trận mưa sao băng khi chúng ta không bị Mặt trăng "quấy rầy".
Từ đầu năm tới giờ, chúng ta đã có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều hiện tượng thiên văn kì thú. Nửa năm 2012 còn lại cũng hứa hẹn đem lại những hiện tượng thiên văn hấp dẫn và "giật gân" mà bạn có thể quan sát. 

1. Ngày 28, 29/7 - Mưa sao băng Nam Delta Aquarids


Đây là trận mưa sao băng cỡ trung bình và nhỏ với tâm điểm là chòm sao Aquarius. Trận mưa sao băng này sẽ đạt khoảng 20 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ đạt vào ngày 28 và 29 nhưng bạn có thể nhìn thấy nó vào bất kì buổi sáng nào từ ngày 18/7 đến 18/8. Một điểm lưu ý là hãy nhìn về phía Đông sau nửa đêm để có thể quan sát được tốt nhất.

2. Ngày 12, 13/8 - Mưa sao băng Perseids


Đây được coi là một trong những cơn mưa sao băng đẹp nhất để bạn quan sát, số lượng có thể lên đến khoảng 60 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ đạt vào ngày 13 - 14/8 nhưng bạn có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ ngày 23/7 đến 22/8. Khoảng thời gian gần đến kì trăng non và sau nửa đêm sẽ là lúc đem lại cho bạn điều kiện tốt nhất để quan sát.

3.  Ngày 24/8 - Sao Thủy gần Trái đất nhất


Điều này sẽ rất thuận lợi cho việc bạn quan sát hành tinh này. Tuy nhiên, với các kính thiên văn loại nhỏ, bạn chỉ có thể thấy nó hiện ra là một quả cầu cực nhỏ màu xanh mà thôi. 

4. Ngày 29/9 - Sao Thiên Vương gần Trái đất nhất


Với các kính thiên văn trung bình và lớn, chúng ta sẽ có thể xác định được vị trí và màu xanh của hành tinh xa xôi này.

5. Ngày 21, 22/10 - Mưa sao băng Orionids


Đây là một trận mưa sao băng tương đối lớn hàng năm có tâm điểm là chòm sao Orion. Mưa sao băng Orionids sẽ đạt khoảng 20 sao/giờ khi cực đại. Khoảng thời gian gần đến kì trăng tròn và sau nửa đêm sẽ là lúc đem lại cho bạn điều kiện tốt nhất để quan sát. 

6. Ngày 13/11 - Nhật thực toàn phần 


Nhật thực toàn phần kì này sẽ dễ quan sát được nhất ở miền Bắc Australia và Nam Thái Bình Dương. Nhật thực một phần sẽ thấy được trong hầu hết các vùng ở phía Đông Australia và New Zealand.
 
7. Ngày 17, 18/11 - Mưa sao băng Leonids


Trận mưa sao băng này khá lớn, người yêu thiên văn có thể quan sát dễ dàng vì bầu trời không có trăng. Số lượng mưa sao băng đạt khoảng 40 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ vào ngày 17 và 18 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ ngày 13 - 20/11. Bạn hãy nhìn lên bầu trời hướng chòm sao Leo (Sư Tử) sau nửa đêm ở nơi tối và tránh xa ánh đèn thành phố nhé!

8. Ngày 27/11 - Sao Kim và Sao Thổ "gặp nhau"


Đốm sáng đẹp nhất bầu trời (Sao Kim) và hành tinh được coi là đẹp nhất hệ Mặt trời sẽ chỉ cách nhau 1 độ trên bầu trời vào tối 27/11. Rất hiếm khi bạn có thể thấy hai thiên thể sáng như vậy nằm ngay sát nhau, và nếu có một chiếc kính thiên văn thì đừng bỏ lỡ cô hội này để quan sát hai hành tinh (chủ yếu là Sao Thổ).

9. Ngày 28/11 - Nguyệt thực nửa tối


Với kì nguyệt thực này, bạn có thể quan sát được ở châu Âu, Đông Phi, châu Á, Úc, Thái Bình Dương và Bắc Mỹ. Tuy không làm Mặt trăng chuyển sang màu đỏ sẫm như nguyệt thực toàn phần hay một phần, nhưng kì nguyệt thực này sẽ làm toàn bộ Mặt trăng tối lại và có thể chuyển sang sắc đỏ bí ẩn. Đây cũng là dịp tốt để chúng ta quan sát kĩ bề mặt thiên thể này qua kính thiên văn. Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát được trọn vẹn hiện tượng này.

10. Ngày 3/12 - Sao Mộc ở vị trí đối lập lớn nhất


Hành tinh khổng lồ này sẽ được Mặt trời chiếu sáng và đây là cơ hội tốt nhất để bạn quan sát và chụp ảnh nó.

11. Ngày 13, 14/12 - Mưa sao băng Geminids


Geminids được biết đến như là một trong những cơn mưa sao băng đẹp nhất trong năm, với khoảng 60 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ đạt vào ngày 13 và 14 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ ngày 6 đến ngày 19/12. Năm nay, mưa sao băng sẽ xảy ra vào ngày trăng non - đảm bảo sẽ dành cho bạn một bầu trời đêm tuyệt vời để thưởng thức. Sẽ rất lý tưởng để bạn quan sát nếu trời không có mây.

11 sự kiện có lẽ đã là quá đủ cho nửa cuối của năm nay. Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng chờ đợi dự đoán vềNgày Tận thế, diễn ra vào 21/12/2012.
(Nguồn: Thanh Giong suu tam )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
NASA hé lộ về món quà gây sửng sốt (8/6/2012)
Hố đen cũng bị “trục xuất”? (8/6/2012)
Bí ẩn vụ nổ vũ trụ làm chấn động trái đất thế kỷ thứ 8 (7/6/2012)
10 đặc điểm kỳ lạ nhất của sao Kim (6/6/2012)
Phát hiện Thiên hà cách Trái Đất 13 tỷ năm ánh sáng (5/6/2012)
Chính thức công nhận khu bảo tồn bầu trời đêm (5/6/2012)
Thiên hà của loài người sẽ va chạm với thiên hà M31 (2/6/2012)
Hai thiên thạch vừa bay sát Trái đất  (1/6/2012)
Tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên đáp xuống trái đất (1/6/2012)
Bề mặt sao Hỏa vẫn không ngừng hoạt động (30/5/2012)
Hôm nay, một thiên thạch sẽ bay sát Trái đất (28/5/2012)
Trạm Vũ trụ Quốc tế tăng quỹ đạo thêm 1,5km (28/5/2012)
Tàu Dragon lắp ghép thành công với ISS (26/5/2012)
Thêm bằng chứng có sự sống trên sao Hỏa (26/5/2012)
Nga, Nhật muốn xây căn cứ trên mặt trăng (24/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt