Các kỹ sư dự kiến sẽ lắp đặt hơn 6.000 m2
các tấm panô quang điện (PV) trên cây cầu bắc qua sông Thames, bang
Victoria, ước tính sẽ cung cấp khoảng 900.000 kWh điện mỗi năm.
Theo kế hoạch, mạng lưới đường ray xe điện sẽ sử dụng khoảng 50% năng
lượng được cung cấp từ cây cầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới
thuộc trạm xe điện mới ở Blackfriars, London và điều này sẽ giúp cắt
giảm khoảng 511 tấn khí thải CO
2 mỗi năm. Kinh phí để xây
dựng cây cầu này khoảng 7,3 triệu bảng Anh, được chi trả bởi Quỹ bảo vệ
môi trường và Cơ quan An toàn Giao thông.
Các biện pháp tiết kiệm năng lượng khác tại nhà ga xe điện mới sẽ bao
gồm việc sử dụng các hệ thống tận dụng: nước mưa và ánh sáng tự nhiên
của mặt trời nhờ vào các đường ống.
Công ty Solarcentury, có trụ sở đặt tại London đã làm việc với công ty
kỹ thuật Jacobs để tích hợp các tấm panô quang điện (PV) trên mái vòm
của nhà ga xe điện dài 343m và rộng 37m. Các mô-đun năng lượng mặt trời
này được sản xuất bởi công ty Sanyo Electric.
Kỹ sư thiết kế Solarcentury cho dự án, Simona Mameli, nói với tờ
The Engineer
rằng: Các kỹ sư đã phải sử dụng biến tần năng lượng mặt trời nhỏ hơn so
với các thành phần tích hợp để gắn được tối đa số lượng mô-đun năng
lượng mặt trời (PV) có thể, vào mái vòm có thiết kế đặc biệt này.
"Chúng tôi đang cố gắng tận dụng
phần không gian trên mái vòm sao cho có thể tối đa hóa số lượng các
mô-đun được gắn vào. Điều này cũng mang lại nhiều thách thức", Simona Mameli nói.
Một khi các mô-đun năng lượng mặt trời (PV) đã được cài đặt trên bốn tấm
panô đầu tiên trên mái vòm, mọi hoạt động sẽ dừng lại để đánh giá lại
thiết kế, và công việc sẽ bắt đầu lại vào cuối tháng 12 năm 2011, với
việc cài đặt tất cả các mô-đun năng lượng mặt trời (PV) ở 98 tấm panô
còn lại trên mái vòmvào mùa xuân năm 2012.
"Chúng tôi có các mô-đun xếp theo
hàng dọc dài gần 15m trên mái nhà và chúng tôi có khoảng không gian dự
phòng khoảng 190mm, do đó kết cấu trên mái vòm này là vô cùng chặt chẽ",
Mameli nói. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể cần, thiết kế tỉ mỉ
theo từng vị trí của các vỉa mái vòm, mỗi vị trí có một chút khác biệt.
Shigeki Komatsu, giám đốc bộ phận cung cấp thiết bị năng lượng mặt trời của công ty Sanyo, chi nhánh châu Âu, cho biết:
"Hiệu quả cao của các mô-đun năng lượng mặt trời của chúng tôi là sản
phẩm lý tưởng để tổng hợp năng lượng tối đa, cho nên việc lựa chọn khu
vực lắp đặt cần phải được xem xét một cách kỹ càng".
Thông qua việc cung cấp các module năng lượng mặt trời trên mái vòm của
nhà ga xe điện ở thủ đô London, công ty Sanyo hy vọng sẽ nâng cao nhận
thức và hiểu biết của mọi người về các công nghệ năng lượng mặt trời và
các dạng năng lượng tái tạo, thể hiện cách thức mà công ty có thể giúp
bảo vệ môi trường đô thị và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
toàn cầu.
Cây cầu được xây dựng vào năm 1886, là nền tảng cho sự hình thành của
trạm xe điện ở Blackfriars hiện nay, như một phần của nâng cấp nỗ lực
mạng lưới đường ray kết nối hai bờ sông Thames. Dự án này sẽ cho phép
các xe điện lưu thông từ Bedford đến Brighton và dự kiến sẽ hoàn tất vào
năm 2018.
Lindsay Vamplew, giám đốc dự án Mạng lưới đường ray của cho Blackfriars, cho biết:
"Chúng
tôi đang tạo ra một trạm xe điện, rộng rãi hiện đại và cung cấp một
dịch vụ được cải thiện đáng kể về chất lượng cho hành khách. việc lắp
đặt cây cầu năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới ở London, thể hiện ý
tưởng sử dụng năng lượng tái tạo thân thiện và bền vững hơn với môi
trường".
"Cây cầu thuộc hệ thống đường ray ở Blackfriars, bang Victoria là
một phần của lịch sử đường sắt của quốc gia, được xây dựng trong thời
đại sử dụng năng lượng hơi nước, chúng tôi gìn giữ và tái cấu trúc lại
cho phù hợp với công nghệ năng lượng mặt trời của thế kỷ 21 nhằm tạo ra
một trạm xe điện mang tính biểu tượng cho thủ đô Luân đôn".
Cây cầu năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới có tên: Kurilpa, là
cây cầu cạn dài 470m ở Brisbane, Úc, được xây dựng vào năm 2009. Nó cung
cấp khoảng 40.000 kWh điện mỗi năm.
|