banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Hỏi & Đáp Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tác hại của sự trì hoãn
(www.phatminh.com) Một hậu quả nào đó do nguyên nhân sâu xa nhưng chúng ta lại nghĩ tác động gần đây nhất của nó. Tác hại của thói trì hoãn cũng như thế, bạn sẽ khó nhận biết được kể cả khi nó gây ra một hậu quả nghiêm trọng. Sự trì hoãn việc khám bệnh khi phát hiện ra một triệu chứng là một trong những ví dụ điển hình đáng sợ nhất cho những trường hợp như thế này.

Sau đây là một vài tác hại phổ biến của trì hoãn:

1. Trì hoãn làm bạn chậm tiến

Thời gian là một thứ tài sản duy nhất được sở hữu như nhau ở tất cả mọi người. Vậy nên, điều quan trọng giúp bạn tiến lên là sự nhanh nhạy, năng động hơn trong mọi việc so với người khác. Nếu bạn định rằng, đầu năm 2 đại học phải đi học ngoại ngữ nhưng đến năm 4 mới học thì có phải bạn đã mất 2 năm để nói ngoại ngữ lưu loát hơn? Bạn có nghĩ là cô bạn cùng lớp đã học xong một khóa giao tiếp và có được một công việc làm thêm khá tốt, trong khi bạn đang chần chừ xem có nên đi học không?

Hoặc bạn nghĩ bản thân đang cần rất nhiều thay đổi, muốn sống tốt hơn, biết nhiều phương pháp làm việc hơn và được tư vấn mua một cuốn sách về đọc, nhưng bạn cứ viện lý do bận rộn, gia đình, bạn bè…và cuốn sách cứ nằm chỏng chơ trên kệ, thì cứ 1 ngày bạn chưa thay đổi tích cực, bạn đang dừng lại đấy. Xã hội luôn tiến về phía trước, còn bạn cứ đứng nguyên nghĩa là bạn đang thụt lùi. Một câu châm ngôn rất kinh điển là “sống là không chờ đợi”. Bất cứ việc gì cần thiết cho sự phát triển của bản thân mà bạn chậm thực hiện, trì hoãn từ ngày này qua tháng khác, bạn không những lãng phí thời gian mà còn tự làm cho mình có xu hướng phát triển chậm lại so với thời đại.
Hãy suy nghĩ kỹ về điều này vì tôi chắc chắn rằng trong chúng ta có rất nhiều người rơi vào tình huống này.

tac hai cua su tri hoan Bắt bệnh trì hoãn   Tác hại của sự trì hoãn

2. Trì hoãn làm giảm hiệu quả công việc

Còn 1 tuần nữa là đến kỳ thi. Kỳ thi gồm 7 môn. Ban đầu bạn lên kế hoạch ôn tập cho mỗi môn 1 ngày. Tuy nhiên vì trì hoãn, cuối cùng bạn chỉ còn 3 ngày cho 7 môn. Như vậy mỗi môn chỉ còn khoảng thời gian ôn là gần nửa ngày. Khỏi cần nói thêm, sự chênh lệch thời gian này cũng cho thấy là hiệu quả ôn tập sẽ giảm rất nhiều so với kế hoạc ban đầu, phải không?
Khi ôn tập với thời gian ngắn như thế, bạn sẽ phải bỏ qua một số phần, tâm lý học tủ, đem phao vào phòng thi bắt đầu xuất hiện. Và hậu quả thì cũng “hên xui” lắm.

Trì hoãn ôn thi là một ví dụ điển hình trong muôn vàn trì hoãn trong cuộc đời mỗi con người (bật mí nhỏ là chính tác giả cũng từng trì hoãn như thế), từ đó sẽ có tâm lý học đối phó, kiến thức nắm không chắc và lúc này sự học chẳng còn giữ vai trò quan trọng là cung cấp kiến thức như ban đầu nữa.

Từ ôn thi, sau này chúng ta sẽ có tâm lý trì hoãn về công việc, gia đình, cuộc sống…và hậu quả từ sự trì hoãn trong những lĩnh vực này khiến chúng ta phải đau đầu hơn nhiều.

3. Trì hoãn gây ra các thói quen xấu khác: sự lề mề, không hành động ngay, sự thụ động

Sự trì hoãn là một trong những nguyên nhân gây ra tính thụ động, thiếu quyết đoán trong chúng ta. Hiểu nôm na, sự trì hoãn làm kéo dài thời gian thực hiện một công việc, từ đó làm giảm khả năng phản xạ nhanh nhạy, gây tâm lý chậm chạp trong mọi việc, khiến năng suất công việc giảm. Những ai sắp ra trường hoặc đang tìm kiếm cho mình một công việc hãy cẩn thận nhé, các nhà tuyển dụng rất không thích thói quen này của ứng viên. Một số nhà tuyển dụng chuyên nghiệp còn dùng các bài kiểm tra để thử phản ứng nhanh nhạy, tính quyết đoán của bạn nữa.

4. Hậu quả cao nhất của trì hoãn là không hành động:

Đặc biệt là với những việc “không cấp thiết, cần thời gian nhiều và kế hoạch”. Quay trở lại với việc học ngoại ngữ, nếu bạn trì hoãn, đến một lúc nào đó có thể bạn sẽ không tham gia học.

Một số việc bị cho là không cần thiết cũng rơi vào tình trạng này.

Với khóa học Hành trình Delta, DeltaViet đã nhận rất nhiều đơn đăng ký khóa học của các bạn nhưng sau đó một số bạn lại nói là bận học, không có thời gian, hứa một tháng sau sẽ đăng ký. Và một tháng sau thì sao? Các bạn hủy luôn đơn đăng ký của mình, cũng vì những lý do trên (mặc dù thiếu thời gian không phải là một lý do quan trọng để chúng ta có thể đưa ra cho trường hợp không làm một việc gì đó)

5. Một số lĩnh vực, trì hoãn gây ra những kết quả tồi tệ: sức khỏe, học hành…

- Thưa bác sĩ, bạn cháu bị sốt nặng lắm ạ, xin bác sĩ giúp cho….
- Bạn cháu bị như vậy bao lâu rồi?
- Dạ gần 1 tuần rồi ạ.
- 1 tuần rồi? Sao không đem bạn đi khám sớm?

Chà, tôi chắc rằng sức khỏe là một yếu tố quan trọng và là một phần của cơ thể nhưng tiếc thay nhiều người trong chúng ta không biết trân trọng nó. Mỗi khi triệu chứng đau ốm nào đó xuất hiện, chúng ta thường chủ quan và trì hoãn không chịu đi khám. Cho đến khi chuyện tồi tệ xảy ra. Chúng ta thở không nổi và đến bệnh viện bằng xe cấp cứu. Hẳn bạn biết trong một số chuyện, “1 phút” cũng làm nên lịch sử phải không?

Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ phàn nàn rằng “nãy giờ mình biết rồi, trì hoãn muôn thuở ai cũng biết là xấu rồi, nhưng quan trọng là làm sao để khắc phục trì hoãn đây?”
Ừm, đây mới là mấu chốt của vấn đề, phải không?

(Nguồn: Bùi Ngọc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tại sao mỗi chúng ta đều có một đường rãnh kỳ lạ dưới mũi? (30/12/2015)
TẠI SAO PHỤ NỮ CÓ GIA ĐÌNH LẠI KHÔNG TIN TƯỞNG HÔN NHÂN? (22/12/2015)
ĂN QUÝT ĐỪNG BỎ VỎ, ĐỂ DÙNG TRỊ BỆNH LẶT VẶT (22/12/2015)
Có phải do tôi uống thuốc nhiều quá nên khó có con hay không? (18/12/2015)
”Té ngửa” trước những sự thật khoa học bạn vẫn thường thắc mắc (16/12/2015)
10 câu hỏi khoa học đơn giản nhưng ít người trả lời được (16/12/2015)
Bày trí bàn học theo vài góc cơ bản (1/10/2014)
Vì sao lập trình viên dễ bị... điên? (24/9/2014)
Tại sao nhện cái ăn thịt bạn tình trước khi giao phối? (26/4/2014)
9 điều quan trọng hơn tiền bạc (14/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bắt bệnh trì hoãn  (28/6/2012)
Cả nhân loại nặng bao nhiêu kg? (19/6/2012)
Tại sao hai đầu quả trứng lại to, nhỏ khác nhau? (23/5/2012)
Tại sao lại có tiếng sóng trong vỏ ốc biển? (21/5/2012)
Tay 6 ngón là tai họa?  (17/5/2012)
Ăn đồ ngọt nhiều sẽ kém thông minh? (16/5/2012)
Con lừa có thực sự ngu và cứng đầu? (16/5/2012)
Vì sao khỉ thích “bắt rận” cho nhau? (10/5/2012)
Trong bướu lạc đà có gì? (10/5/2012)
Dự báo của động vật có chính xác? (27/4/2012)
Vận tốc quay của trái đất có làm chậm máy bay? (26/4/2012)
Chọn ống nhựa an toàn để dẫn nước nóng (25/4/2012)
Cây ngũ sắc có chứa độc? (11/4/2012)
Lên mặt trời để nghiên cứu (9/4/2012)
Không nên dùng khăn giấy để lau laptop (5/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Tại sao mỗi chúng ta đều có một đường rãnh kỳ lạ dưới mũi?
TẠI SAO PHỤ NỮ CÓ GIA ĐÌNH LẠI KHÔNG TIN TƯỞNG HÔN NHÂN?
ĂN QUÝT ĐỪNG BỎ VỎ, ĐỂ DÙNG TRỊ BỆNH LẶT VẶT
Bày trí bàn học theo vài góc cơ bản
Thành phần hóa học của mực bút bi là gì?
10 sự thật về cà phê
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt