banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Vẫy tay thay mật mã
(www.phatminh.com) Dù là tài khoản giao dịch ngân hàng trực tuyến, mạng xã hội hay thư điện tử, mọi mật mã truyền thống có thể được thay thế bằng cái vẫy tay với công nghệ của Intel.

Đối với Intel, thế giới công nghệ trong tương lai sẽ không có mật mã dưới dạng chữ, số hay bất cứ ký tự phải nhập bằng tay. “Vấn đề là chúng ta sử dụng quá nhiều mật mã, và phải vừa phức tạp vừa không trùng cho các website khác nhau”, Reuters dẫn lời phát biểu của Sridhar Iyengar, Giám đốc nghiên cứu an ninh của Phòng Thí nghiệm Intel Labs, trước Diễn đàn các nhà phát triển Intel tại San Francisco (Mỹ) vừa qua. Nhằm loại bỏ điều phiền toái khi buộc phải nhớ toàn bộ mật mã trong bối cảnh con người ngày càng tham gia nhiều dịch vụ trực tuyến, Intel đã dùng kỹ thuật sinh trắc học cài đặt cho thiết bị công nghệ cá nhân, từ Ultrabook, tablet (máy tính bảng) đến smartphone (điện thoại thông minh).

Công nghệ mới, được đặt tên là "Xác nhận cơ sở khách hàng", không những thay thế mật mã mà còn tăng cường quá trình đăng nhập tài khoản ngân hàng, các hạng mục cổ phiếu và những dữ liệu cá nhân được lưu trữ trên mây điện toán. Trước diễn đàn tại San Francisco, phía Intel đã giới thiệu một máy tính bảng được trang bị cảm biến sinh trắc học có khả năng nhận dạng được những đường mạch máu độc nhất vô nhị trên bàn tay người. Và Giám đốc Iyengar đã giải thích cách sử dụng công nghệ mới trước diễn đàn. Ông vẫy tay trước màn hình một máy tính bảng, đã được cài đặt công nghệ do Intel mới phát triển, nhưng không chạm vào nó. Khi nhận dạng được người dùng hợp pháp, máy tính bảng cho phép người đó truy cập hoặc giao dịch an toàn với ngân hàng, mạng xã hội và những dịch vụ mà họ có tài khoản.

Bổ sung cho phần giới thiệu của Iyengar, Giám đốc công nghệ Justin Rattner của Intel khẳng định hệ thống của nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới hơn hẳn những loại nhận dạng sinh trắc học hiện nay, như quét vân tay trên máy tính. Để tăng cường khả năng bảo vệ, các thiết bị công nghệ sẽ được lắp thêm cảm biến hoặc gia tốc kế, nhằm phát hiện được người dùng đã rời đi nơi khác và sẽ tự động khóa mọi truy cập của máy tính với các website vừa làm việc. Ông Rattner còn trấn an những người quá lo xa khi nghĩ đến những tình huống thường xuất hiện trong phim ảnh ngày nay, khi tội phạm chặt tay hay khoét mắt người có quyền truy cập để qua mặt được hệ thống sinh trắc học. “Tay bị chặt không thể dùng để mở khóa, vì máy tính chỉ chấp nhận những bàn tay đang lưu thông huyết mạch”, Reuters dẫn lời Giám đốc công nghệ của Intel.

Rattner là người dẫn đầu nhóm gồm hơn 1.000 khoa học gia trên toàn thế giới, cùng phối hợp để khai thác và đưa ra hướng sử dụng mới cho các dòng mạch điện tử của Intel, cũng như những thiết bị công nghệ tương lai. Nhóm của Rattner tập hợp đủ thành phần chuyên gia, có cả những nhà nhân loại học, các nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng nhằm nghiên cứu con người và hình dung cách họ sử dụng công nghệ mà những bộ xử lý thế hệ mới do Intel tạo ra. Và công nghệ nhận dạng bày tay là một trong vài nội dung đã được Giám đốc Rattner trình bày tại diễn đàn. Ông đã giới thiệu công nghệ mẫu nhằm cải thiện các trạm tiếp sóng của điện thoại di động, và kết nối không dây hiệu quả đến các thiết bị như máy in, tablet, màn hình PC tại gia.

(Nguồn: khoa hoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Mỹ sản xuất virus cho chiến tranh mạng (21/9/2012)
”Mắt thần” canh chừng hải tặc trên biển (21/9/2012)
Máy tự động thu hồi điện thoại cũ (21/9/2012)
Nhật tạo ra miếng vá chống sâu răng vĩnh viễn (19/9/2012)
”Vải thông minh” - hệ thống chống trộm thế hệ mới (19/9/2012)
Mũ bảo hiểm thông minh tự động cầu cứu (19/9/2012)
Cận cảnh sóng âm nâng giọt nước (19/9/2012)
Kim tiêm laze không đau (19/9/2012)
Vòng đeo tay giúp phát hiện tay bẩn  (19/9/2012)
Kiểm soát đường huyết với cảm biến tí hon (19/9/2012)
Xe đạp không xích CERV phù hợp cho mọi loại địa hình (19/9/2012)
Thử động cơ rốc két cho xe đua (17/9/2012)
Giảm trọng lượng xe hơi nhờ công nghệ hàn mới (17/9/2012)
Máy tính nhận dạng cảm xúc qua cử động môi (17/9/2012)
CERN sắp lắp đặt máy gia tốc tuyến tính nén CLIC (17/9/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt