banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phần mềm cảnh báo dịch bệnh của Việt Nam
(www.phatminh.com) Chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng, người dân có thể cập nhật được toàn cảnh diễn biến, cảnh báo, cách phòng ngừa… khi có các loại dịch bệnh xảy ra.

Màu càng đậm, dịch càng nguy hiểm

Phần mềm kể trên đã được GS.TS Vũ Đức Thi, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin nghiên cứu ứng dụng thành công. Theo GS.TS Vũ Đức Thi, quy trình cảnh báo dịch bệnh hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng điện thoại hoặc văn bản với chu trình khá phức tạp. Thông tin đến được với người dân phải trải qua nhiều khâu.

Trong 24 giờ kể từ khi phát hiện các bệnh, hội chứng thuộc diện kiểm dịch quốc tế, các bệnh truyền nhiễm thuộc diện quản lý, các bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân có số mắc hoặc tử vong cao bất thường tại địa phương, các cơ sở y tế phải báo cáo khẩn cấp lên cơ quan cấp trên. Báo cáo nêu rõ thời gian, địa điểm, số trường hợp mắc, số trường hợp tử vong đồng thời báo cáo việc triển khai các biện pháp chống dịch, sau đó tiếp tục báo cáo hàng ngày về diễn biến tình hình cho đến khi hết dịch.

Để có thể thống nhất được việc quản lý trên phạm vi cả nước về phòng chống bệnh truyền nhiễm, hệ thống sử dụng công nghệ website để thiết kế, cơ sở dữ liệu sẽ tập trung tại một đầu mối là Cục Y tế dự phòng. Hệ thống cho phép phân quyền cho từng đơn vị ở từng cấp khác nhau. Mỗi đơn vị được cấp các quyền để thực hiện truy cập dữ liệu tương ứng với cấp của mình như nhập dữ liệu, xem dữ liệu, sửa dữ liệu, lập báo cáo thông tin thuộc đơn vị mình quản lý.

GS.TS Vũ Đức Thi cho biết, trong hệ thống này, các đơn vị nhập dữ liệu báo cáo của đơn vị mình quản lý. Thông qua môi trường internet, dữ liệu này sẽ được cập nhật vào máy chủ đặt tại Cục Y tế dự phòng Việt Nam. Đối với những dữ liệu cập nhật từ dưới thì cấp trên hoàn toàn không phải cập nhật lại mà chỉ cập nhật những thông tin mới thuộc cấp mình quản lý. Chỉ thị màu trên màn hình sẽ cho biết mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Giả sử đối với dịch cúm gia cầm thì được phân chia làm 3 cấp: trên 2000 con mắc bệnh là cấp cao nhất, cấp thứ 2 là 1000-2000 con, cấp thứ 3 là dưới 1000 con. Màu sắc hiển thị theo chiều nhạt dần từ cao xuống thấp.

Qua phần mềm, người dân còn được tìm hiểu cách phòng chống dịch bệnh.
Qua phần mềm, người dân còn được tìm hiểu cách phòng chống dịch bệnh.

Tư vấn cách phòng dịch

Để tránh các sự cố về dữ liệu như đĩa hỏng, mất điện, quá tải... làm cho hệ thống bị đình trệ hoặc không thể đáp ứng nhu cầu của người dùng, người dùng có thể sử dụng chính các hệ quản trị CSDL để thực hiện chức năng sao lưu dữ liệu tự động hoặc bán tự động. Ngoài việc đưa ra cảnh báo về dịch bệnh, phần mềm cũng đưa ra nhiều nội dung kèm theo gồm các thông tin liên quan về dịch bệnh đó như khả năng lây nhiễm, cách phòng tránh lây nhiễm, cách dập dịch, dự báo xu hướng tăng hoặc giảm của dịch...

Kết quả triển khai ở một số địa phương cho thấy phần mềm hoàn toàn có thể được nhân rộng ở các địa phương, hình thành mạng lưới cảnh báo dịch bệnh. Khi không có dịch bệnh, phần mềm sẽ cập nhật các kiến thức vệ sinh, bảo vệ chăm sóc sức khỏe, các dấu hiệu nhận biết dịch bệnh.

Điều khiến GS.TS Vũ Đức Thi băn khoăn là dù đã có kết quả nghiên cứu rất khả quan, có thể trợ giúp cho nhân viên y tế một cách đắc lực trong việc tuyên truyền thông tin về dịch bệnh, nhưng việc ứng dụng nó theo cách nhân rộng sang các địa phương khác gặp nhiều khó khăn. Kinh phí để đầu tư máy tính, mạng internet là không lớn bởi vì gần như hạ tầng địa phương nào cũng có. Chỉ cần cài đặt phần mềm chạy chung vào hệ thống là có thể cập nhật được thông tin. Tuy nhiên, đa số địa phương vẫn chọn cách thông tin cũ là qua điện thoại hoặc báo cáo tình hình dịch bệnh bằng văn bản. Hệ quả là nhiều nơi tồn tại tình trạng báo cáo chậm, giấu dịch, hoặc khi báo cáo gửi đến nơi thì tình hình diễn biến dịch bệnh đã khác nhiều.

(Nguồn: Kien Thuc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tạo robot để cứu loài rùa biển sắp tuyệt chủng (2/5/2013)
Điều khiển rùa từ xa (2/5/2013)
Điều khiển tablet, smartphone bằng ý nghĩ (26/4/2013)
Biến “dế” thành thiết bị chẩn đoán (23/4/2013)
Chữ nẩy (21/4/2013)
Cướp máy bay chỉ bằng... phần mềm smartphone (21/4/2013)
Kỳ lạ công nghệ bảo mật bằng... hơi thở (17/4/2013)
Thiết bị xét nghiệm máu “siêu nhỏ, siêu nhanh” (15/4/2013)
Con người có thể nhiễm phóng xạ khi bay (12/4/2013)
Bàn phím thế hệ mới (12/4/2013)
Xuất hiện loại virus mới bùng phát qua USB (11/4/2013)
Thiết bị hỗ trợ thính giác cực nhỏ (10/4/2013)
Thêm một “tay chơi lớn” gia nhập thị trường Internet VN. (8/4/2013)
Phác họa điện thoại thông minh của tương lai (5/4/2013)
Thiết kế iPhone 5, iPhone 5S đã có từ thời Steve Jobs (3/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt