banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ngày 16/5/2012 sẽ phóng vệ tinh VINASAT 2
(www.phatminh.com) Ngày 16/5/2012 sẽ phóng vệ tinh VINASAT 2

Ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, đối tác đã thông báo cho VNPT là ngày 15/5/2012 (tức 5h13 phút rạng sáng ngày 16/5/2012 theo giờ Việt Nam) vệ tinh VINASAT 2 sẽ được phóng lên quỹ đạo. Tuy nhiên, thời điểm phóng vệ tinh phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. VINASAT 2 sẽ sử dụng bãi phóng giống như VINASAT 1 là FrenceGuiana. Theo dự kiến ban đầu, vệ tinh VINASAT 2 được phóng vào cuối tháng 3/2012.

VNPT cho biết, VINASAT 2 hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia trong việc tăng cường năng lực, an toàn hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu mở rộng sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực mà VINASAT 1 hết khả năng cung cấp, đồng thời cũng làm dự phòng cho vệ tinh VINASAT 1.


Ông Hoàng Minh Thống cho hay, vệ tinh VINASAT 2 có dung lượng lớn hơn vệ tinh VINASAT 1 nhưng vẫn thuộc loại vệ tinh trung bình. Tuổi thọ thiết kế của vệ tinh VINASAT 2 là 15 năm nhưng có thể kéo dài thời gian cung cấp dịch vụ tối thiểu là 16 năm.
 
 
Chủ tịch Nguyễn Tấn Dũng trong một buổi giới thiệu VINASAT 1.
 
VINASAT 2 có nhiều băng KU hơn VINASAT 1 nên đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng do nhu cầu khách hàng trên băng tần KU cao hơn. VINASAT 2 có tổng kinh phí đầu tư khoảng 260 - 280 triệu USD. Theo VNPT, thời gian thu hồi vốn của VINASAT 2 dự kiến tương tự như VINASAT 1 là khoảng 10 - 12 năm.
 
Ông Hoan tiết lộ thêm, mặc dù việc đăng ký tần số này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải nước nào cũng thực hiện được. Dẫn chứng là khi phái đoàn Việt Nam sang đàm phán với Nga về 2 vị trí quỹ đạo này, Nga không tin Việt Nam có thể thay đổi, dịch chuyển để có được vị trí 126 và 131,8 cho Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) ghi vào bản tần số năm 2007. "Đặc biệt, vị trí 131,8 là sự chuyển dịch ngoạn mục của Cục Tần số Vô tuyến điện khi từ vị trí đăng ký dự thảo ban đầu cách đó rất xa đưa gần về vị trí sát 132. Lúc đó chúng ta mới có vị trí quỹ đạo để có ý tưởng cho vệ tinh thứ 2”, ông Hoan nói.
 
 

VINASAT 2 có nhiều băng KU hơn nên có thể cung cấp được các dịch vụ tốt hơn
 

"Cục Tần số Vô tuyến điện không bao giờ nghĩ rằng Việt Nam chỉ có 1 vệ tinh mà không có vệ tinh dự phòng. Do đó, ý tưởng phóng vệ tinh thứ 2 gần như đồng thời với vệ tinh thứ 1, chủ yếu là lựa chọn quỹ đạo và băng tần nào", ông Hoan khẳng định.


Vẫn theo ông Hoan, Cục Tần số Vô tuyến điện cũng đề phòng trường hợp VINASAT 2 bị phóng chậm giống như VINSAT 1.  Vì vậy, tại Hội nghị vô tuyến thế giới năm 2012 WRC-12, Cục Tần số đã đề nghị Hội nghị xem xét và cho phép hồ sơ mạng vệ tinh VINASAT-FSS-131E-III (131.8E) của Việt Nam được kéo dài 1 năm trong trường hợp trễ phóng do phóng kèm. Đề nghị của Việt Nam đã được Hội nghị chấp thuận. Đây là một thành công lớn, giúp Việt nam có cơ hội giữ được vị trí quỹ đạo trong trường hợp phóng trễ do phóng kèm. Ông Hoan cho biết, vệ tinh VINASAT 2 sẽ phóng thẳng lên quỹ đạo sử dụng chứ không phóng qua quỹ đạo dự phòng. 
(Nguồn: genk.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Điện thoại di động ở... găng đeo tay (8/5/2012)
Sạc điện ô tô siêu tốc (8/5/2012)
LG ra mắt Google Ti vi (8/5/2012)
Áo ngực cảnh báo đau tim (8/5/2012)
Thiết bị giúp những trẻ bị tự kỷ giao tiếp tốt hơn (8/5/2012)
Xuất hiện USB có chức năng bảo mật bằng giọng nói (8/5/2012)
Việt Nam chế tạo thành công áo chống đạn (8/5/2012)
Google đối mặt án phạt 10 triệu USD vì theo dõi người dùng Safari (7/5/2012)
IPO Facebook - Bong bóng công nghệ sắp được kiểm chứng (7/5/2012)
Intel chuẩn bị tung vũ khí tối mật vào cuộc chiến (7/5/2012)
Android chèn ép RIM, Apple không bị ảnh hưởng bởi sự lớn mạnh của Android (7/5/2012)
LCD, S-LCD, AMOLED... công nghệ mới hay chỉ là chiêu thức kinh doanh (Phần 2) (7/5/2012)
Kim cương được dùng để phát triển bộ nhớ máy tính (7/5/2012)
Apple và Samsung chiếm 99% lợi nhuận di động (7/5/2012)
Bí ẩn Intel và sự thống trị tuyệt đối thị trường vi xử lý hàng chục năm qua (7/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt