Các nhà khoa học thuộc
Đại học Harvard (Mỹ) đã gắn lên đầu những con chim bồ câu chiếc camera
tí hon rồi huấn luyện để chúng bay qua các khu rừng nhân tạo. Như thế,
cách mà mắt của chim nhìn chướng ngại vật trên đường bay sẽ được tái tạo
thông qua hình ảnh mà camera ghi nhận trong quá trình di chuyển. Tiến
sĩ Huai Ti Lin, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu nhận định rằng điều này
sẽ rất hữu ích cho các phi công khi tự nhận định về đường bay và cách
kiểm soát từ xa.
Chim bồ câu được chọn tham gia thí nghiệm vì nó có khả năng nhìn toàn
cảnh vào khoảng 300 độ và đảo mắt rất nhanh để định hướng. Bên cạnh đó,
chỉ một chuyển động nhỏ ở phần đầu bồ câu cũng có thể mở rộng tầm quan
sát.
Thành quả của nghiên cứu này đã được công bố tại Hội nghị sinh học
thực nghiệm thường niên tại Glasgow. Bản báo cáo của các nhà nghiên cứu
cũng cho thấy các con chim có kỹ năng chọn tuyến đường bay ngắn nhất
thông qua các đường thẳng. Điều này không những giúp chúng tiết kiệm
năng lượng mà còn rút ngắn thời gian hoạt động. Điều thú vị khác là các
con chim đều có thể thoát ra khỏi cánh rừng nhân tạo theo hướng chính
xác khi chúng bay vào mặc dù cấu trúc của cánh rừng phức tạp như một mê
cung.
Ứng dụng này sẽ rất ngoạn mục đối với phi công robot hoặc máy bay
không người lái. Bởi chỉ cần cung cấp cho các thiết bị tọa độ của điểm
đến mà không cần cung cấp tất cả các chi tiết cản ngại trên suốt tuyến
đường bay.