Ý tưởng này bắt nguồn từ Shinji Sawai, 21 tuổi, sinh
viên kinh tế của đại học Ritsumeikan, Nhật Bản. Sawai nảy ra ý tưởng này
khi nhận thấy có rất nhiều tàn thuốc tại nhà ga địa phương mỗi ngày.
Sawai sau đó đã tập hợp một nhóm bao gồm sinh viên ở
nhiều trường khác nhau có tên là AOI để thu thập tàn thuốc từ các gạt
tàn ở các cửa hàng và trạm xăng địa phương. Sau khi hợp tác với một giáo
sư thuộc Viện Công Nghệ Kyoto để áp dụng công nghệ làm giảm độc tố,
lượng tàn thuốc trên đã được dệt thành vải trước khi sản xuất ra áo
phông.
Một số công ty ở vùng Osaka và Wakayama đã nhận kéo
sợi và dệt thành vải, với khoảng 30% trong số đó được dệt trực tiếp từ
tàn thuốc. Dự án đã đạt được kết quả ngoài mong đợi khi vải dệt ra có
khả năng thấm nước tốt, rất thoáng khí, bề mặt chỉ lồi lõi nhẹ và có
nhiều độ dày khác nhau.
Telegraph cho hay sáng kiến này đã được giới
thiệu tại Lễ hội Văn hóa quốc gia Kyoto với các sinh viên trình diễn
thời trang áo phông làm từ tàn thuốc. Năm ngoái, các nhà khoa học ở
Trung Quốc cũng tiết lộ phương pháp sử dụng các hóa chất từ bộ lọc của
thuốc lá để bảo vệ các ống thép khỏi bị ăn mòn. |