banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ ứng dụng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Công nghệ biến rác thải thành thủy tinh không độc
(www.phatminh.com) Sau hai năm nghiên cứu, công ty Cerocon SA của Argentina vừa đưa ra một phương pháp xử lý chất thải được cho là có hiệu quả nhất từ trước tới nay trên thế giới là biến chúng thành thủy tinh không nguy hại sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Theo Chủ tịch công ty, ông Mario Norberto Fracchia, không như nhiều công nghệ khác được áp dụng trên thế giới, trong đó có giải pháp “hòa” chất độc hại trong rác thải vào thủy tinh, Cerocon phát triển được một công thức hóa học biến tro bụi sau khi đốt các chất thải rắn và bán rắn nguy hại thành thủy tinh.

Công nghệ biến rác thải thành thủy tinh không độc

Thủy tinh không độc hại này có chất lượng không được như pha lê và không trong, tuy nhiên, nó bền hơn thủy tinh thông thường nhiều lần và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, ví dụ như sau khi được nghiền nhỏ có thể được dùng làm nguyên liệu để sản xuất gạch block, vật liệu cách âm và cách nhiệt.

Ông Fracchia nhấn mạnh, công nghệ của Cerocon cho phép xử lý rác thải nguy hại một cách đơn giản và không tốn kém như các công nghệ khác.

Công ty đã thử nghiệm thành công công nghệ trên trong xử lý bùn của con sông Riachuelo bị ô nhiễm bậc nhất tại Argentina.

Công ty đã đăng ký bằng sáng chế này tại Argentina và Mỹ. Tất cả các doanh nghiệp tạo ra chất thải rắn hoặc bán rắn nguy hại đều có thể mua công nghệ xử lý hết sức độc đáo này.

Xử lý rác thải của xã hội với xu hướng tiêu thụ gia tăng như hiện nay là một trong những thách thức mà nhân loại phải đối mặt trong những năm tới.

Ngân hàng thế giới (WB) ước tính trong năm nay, lượng chất thải trên thế giới sẽ ở mức 1,3 tỷ tấn và sẽ nhiều gấp đôi vào năm 2025.

(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Pin Mặt Trời có khả năng tái tạo ánh sáng (1/4/2016)
Dự đoán của Microsoft về xu hướng công nghệ 2016 (30/12/2015)
Apple đang phát triển iPhone hiển thị 3D (23/12/2015)
Microsoft giới thiệu loạt thiết bị đặc sắc mùa giáng sinh (20/12/2015)
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tuyệt đẹp về Galaxy S7 (19/12/2015)
Đột phá mới về công nghệ thông tin chip máy tính (19/12/2015)
Công nghệ nhận diện sắp được ứng dụng rộng rãi (19/12/2015)
Máy tính lượng tử nhanh gấp 100 triệu lần máy tính thường (16/12/2015)
Samsung có thể tăng gấp đôi dung lượng pin trong smartphone với một công nghệ mới (14/7/2015)
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge (9/3/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Laser san mặt ruộng giúp nông dân làm giàu (21/7/2012)
Sạc điện thoại bằng áo phông (12/7/2012)
Cuộc chiến ’Oshin’ và Vertu (4/7/2012)
Vỏ kèm khóa chống trộm cho iPhone, iPad, máy Mac (2/7/2012)
Danh sách 10 siêu máy tính mạnh nhất thế giới tính đến hè 2012 (26/6/2012)
Lộ diện thông số thực của máy tính bảng Google Nexus: Chip lõi tứ 1,3GHz, chip đồ họa GeForce 12 core, Ram 1GB (26/6/2012)
Smartphone Meizu lõi tứ sắp được bán ra (26/6/2012)
HP hỗ trợ đẩy nhanh quá trình đổi mới ứng dụng cho điện toán đám mây (26/6/2012)
Máy bay dùng dầu ăn để tiết kiệm tiền (26/6/2012)
Dùng cá robot tuần tra môi trường biển (25/6/2012)
Kính cửa sổ tích hợp pin năng lượng mặt trời (23/6/2012)
HKPhone Revo: Gió mới cho phân khúc bình dân (22/6/2012)
Ô tô điện dành cho người ngồi xe lăn (21/6/2012)
Sản xuất dầu nhờn máy bay từ dầu mỏ và dầu dừa (20/6/2012)
Tắm không cần nước (20/6/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
TESTING
Tòa nhà nổi trên nước
Áo ngực kiêm bao súng
Tín hiệu đầu tiên cho thấy iPhone sẽ phải lo lắng dài dài về Galaxy S6 và S6 Edge
VN-Venezuela sản xuất loại bóng đèn tiết kiệm điện
Cáp quang nhanh ngang ngửa... tốc độ ánh sáng
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt