Về cơ bản, công nghệ này sẽ mang lại cho tất cả các thiết bị trong thế giới thực tính năng cảm ứng, vì vậy bạn có thể thao tác với bất kỳ đối tượng nào giống như cách mà bạn sẽ làm việc trên thiết bị cảm ứng với ngón tay. Đó có thể là lý do tại sao công ty Nhật Bản đặt tên cho công nghệ này là "touchscreen interface".
Công nghệ touchscreen interface sử dụng một webcam có độ phân giải thấp (320 x 180 pixel) kết hợp với một máy chiếu. Với sự kết hợp này, công ty Nhật Bản có thể chiếu một giao diện làm việc lên một bề mặt, sau đó sử dụng máy ảnh để theo dõi cả 2 hình dạng của sản phẩm cũng như các ngón tay của bạn để xác định những việc cần làm. Ví dụ, trong bản video demo từ DigInfoNews, thiết bị của Fujitsu mang khả năng cảm ứng đến một tấm giấy in, cho phép người dùng sử dụng ngón tay để thao tác giao diện chiếu lên nó.
Không giống như công nghệ hiện tại của các thiết bị như Leap Motion cho phép bạn kiểm soát máy tính bằng thao tác cử chỉ, touchscreen interface từ Fujitsu cho phép bạn làm những việc như quay hay lật một bản vẽ CAD 3D với tay chứ không phải bằng con chuột. Trong đoạn video mô phỏng, các nhà nghiên cứu cho biết công nghệ này hoạt động không cần đến máy tính điều khiển, và nó có thể kết hợp với các thiết bị để mang lại cảm ứng ở mọi nơi.
Kết thúc đoạn video bạn có thể thấy đại diện của Fujitsu sử dụng bàn tay của mình chứ không phải là các ngón tay để xoay 3D. Bạn có thể làm điều này vì công nghệ này đủ thông minh để bạn phát hiện ra các đối tượng trong không gian đa chiều.
Theo DigInfoNews, Fujitsu hy vọng sẽ tung touchscreen interface đến thị trường vào năm 2014, nhưng nó sẽ không phải là một sản phẩm mà mọi người có thể mua về nhà của mình khi công ty Nhật Bản cho biết công nghệ này chỉ có thể hướng đến các tòa thị chính địa phương mà thôi.