banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Việt Nam khắc phục ô nhiễm bom, mìn
(phatminh.com) Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, nhưng tình trạng ô nhiễm bom, mìn, vật nổ ở Việt Nam vẫn rất nặng nề. Thực trạng ấy thế nào và nguy cơ tiềm ẩn của nó ra sao?

Đại tá Vũ Ngọc Điềm - Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom, mìn, vật nổ (BMVN). Theo số liệu tổng kết, riêng số lượng đạn dược do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là 15,35 triệu tấn.

Số lượng BMVN còn sót lại ước tính khoảng 800 ngàn tấn. Theo kết quả điều tra sơ bộ năm 2002, tổng diện tích ô nhiễm BMVN là 6,6 triệu ha, chiếm 21,12% diện tích cả nước.

BMVN còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam đã và đang tác động đến đời sống của người dân và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo thống kê, chỉ tính từ khi hết chiến tranh (năm 1964 đối với miền Bắc và từ năm 1975 đối với miền Nam) đến năm 2000, có 42.135 người chết và 62.163 người bị thương do bom mìn còn sót lại gây ra. Nạn nhân bom mìn chủ yếu là những lao động chính trong gia đình và trẻ em. Nhiều người bị tàn tật suốt đời, tạo ra gánh nặng rất lớn cho các gia đình và xã hội.

Để bảo đảm an toàn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, canh tác, sinh sống cho cộng đồng và phát triển kinh tế-xã hội, Nhà nước phải chi phí nhiều trăm tỷ đồng cho rà phá bom mìn mỗi năm. Để dọn sạch hết BMVN tại Việt Nam ước tính cần 10 tỷ USD. Nếu dự kiến dọn sạch BMVN trong vòng 50 năm (từ năm 2010) thì mỗi năm cần có kinh phí khoảng 200 triệu USD.


Dưới lòng đất của các địa phương, còn sót lại rất nhiều bom mìn

- Chúng ta đã làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm đó?

- Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Nhà nước và quân đội ta đã tổ chức thu gom và rà phá bom mìn (RPBM) với quy mô lớn nhằm giải phóng đất đai, đưa dân về quê hương sinh sống. Từ tháng 5/1975 đến tháng 5/1977, cả nước đã phá gỡ được khoảng 2,9 triệu quả mìn, đạn, 5.329 tấn bom, thu nhặt được khoảng 7,4 triệu vật nổ các loại, giải phóng được gần 10 vạn ha đất. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt, chủ yếu thu gom xử lý các loại BMVN nằm trên mặt đất và đến độ sâu 0,3m.

Từ 1977-1990, Nhà nước cấp kinh phí để mở các chiến dịch RPBM ở biên giới Tây Nam và Phía Bắc, đã giải phóng khoảng 10.000 ha đất đai. Từ năm 1991-1998 cả nước đã giải phóng trên 10.000 ha đất đai. 

Từ năm 1999 đến nay, nhờ đầu tư trang bị, lực lượng nên việc RPBM được tiến hành triệt để, xử lý hết BMVN đến độ sâu 5 mét . Đã tập trung rà phá bom mìn ở khu vực vành đai biên giới và phục vụ thi công xây dựng các công trình trọng điểm của Nhà nước, các công trình phục vụ an sinh, phát triển kinh tế - xã hội.

Tính chung từ năm 2000 đến 2008, đã  làm sạch được khoảng 3,28% diện tích bị ô nhiễm bom mìn trên toàn quốc, trung bình mỗi năm được khoảng 20.000 ha. Từ năm 2008 đến nay tốc độ RPBM đã được tăng lên (khoảng 50-60 nghìn ha/năm).

Việc điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn là hoạt động rất quan trọng, kết quả của điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho lập các kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước và địa phương. Dữ liệu về bom mìn khi được cập nhật sẽ giúp cho Chính phủ có chủ chương, chính sách chỉ đạo các hoạt động  liên quan của tất cả các Bộ, ngành.

Năm 2000 đến 2002 đã tiến hành điều tra sơ bộ ô nhiễm BMVN trên cả nước, giúp cho công tác chỉ đạo khắc phục BMVN thời gian qua. Tuy vậy, do chưa điều tra chính thức nên số liệu chưa thật chính xác, chưa lập được bản đồ kỹ thuật số và cập nhật thường xuyên nên giá trị sử dụng còn hạn chế.

Để có chiến lược phù hợp cho RPBM phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tiết kiệm tối đa kinh phí và vận động được ODA thì cần phải sớm tiến hành dự án “Điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên phạm vi toàn quốc”.

Từ 2004, Chính phủ cho phép tiếp nhận hỗ trợ của nước ngoài tiến hành điều tra khảo sát lập bản đồ bom mìn xong 6 tỉnh miền Trung là: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi. Năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên toàn quốc và năm 2010, Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn/BTL Công binh phối hợp với các lực lượng của Quân khu 5 đã triển khai thực hiện việc điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn được 6 tỉnh ven biển miền Trung.  Dự kiến đến năm 2014 ta sẽ hoàn thành việc lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên toàn quốc.

Công tác rà phá bom mìn; hỗ trợ nạn nhân, tái định cư, tái hoà nhập cộng đồng; tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Song, hiện nay ta chưa xây dựng được kế hoạch huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài; Các hoạt động RPBM, tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ nạn nhân còn phân tán, chưa có sự phối hợp và điều hành thống nhất; Chưa có cơ chế phối hợp đủ mạnh để thiết lập quan hệ, vận động, tiếp nhận và sử dụng viện trợ, tài trợ quốc tế về RPBM nên chưa tận dụng được nguồn lực; Chưa xây dựng được cơ chế điều phối cấp quốc gia để phân bổ các nguồn lực trong nước và nguồn tài trợ ODA cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.

Để có cơ sở huy động các nguồn lực trong nước và kêu gọi Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức và cá nhân nước ngoài hỗ trợ cho các dự án RPBM nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Việc xây dựng Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam trong lúc này là vô cùng cần thiết.

- Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn/Bộ Tư lệnh Công binh đã  góp một phần công sức không nhỏ đối với việc tham mưu, xây dựng Chương trình Hành động quốc gia. Đồng chí có thể cho biết mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung chính của chương trình.

- Được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng Nhà nước, Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Công binh, Trung tâm đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam, và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010.

Lực lượng công binh chuẩn bị dò phá bom mìn ở miền Trung Việt Nam

Mục tiêu của chương trình là huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm an toàn cho nhân dân; giúp đỡ nạn nhân bom mìn hoà nhập vào đời sống xã hội. 

Về nhiệm vụ, giai đoạn 2010 đến 2015: Hoàn thành việc điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn, vật nổ trên phạm vi toàn quốc; Xây dựng bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn; 

Thiết lập Trung tâm quản lý dữ liệu để tổng hợp, quản lý dữ liệu nạn nhân bom mìn, thực trạng ô nhiễm và kết quả khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh;  Thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân, cụ thể tại 6 tỉnh đã điều tra lập xong bản đồ bom mìn, phấn đấu rà phá bom mìn đạt 200.000 ha; các tỉnh khác, phấn đấu rà phá bom mìn đạt khối lượng diện tích khoảng 300.000 ha; Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân tập trung vào các  tỉnh bị ô nhiễm nặng và xảy ra nhiều tai nạn bom mìn theo kết quả điều tra sơ bộ được thực hiện năm 2002;  Hỗ trợ nạn nhân, hỗ trợ tái định cư cho nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng và xảy ra nhiều tai nạn bom mìn;  Thông tin tuyên truyền về thực trạng và hậu quả do bom mìn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam nhằm vận động chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong nước tài trợ, hỗ trợ thực hiện Chương trình. 

"Tử thần" bị khuất phục trước bàn tay chiến sĩ công binh

Giai đoạn 2016 đến 2025: Tiếp tục thực hiện công tác rà phá bom mìn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an toàn cho nhân dân, đạt khối lượng diện tích khoảng 800.000 ha;

(Nguồn: Báo mới )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Mỹ điều ’thần chết’ giám sát Trung Quốc (9/5/2011)
Mỹ phát triển trí tuệ nhân tạo cho UAV (9/5/2011)
CuBa hướng tới tương lai (9/5/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt