Theo Trishul-trident, Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch hiện đại hóa 5 tàu tên lửa cao tốc Project 1241RE (>> xem thêm) bằng cách vũ trang cho lớp tàu này tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos (>> xem thêm).
Khi đó, lớp tàu này sẽ có sức mạnh chiến đấu vượt trội, tăng cường khả
năng tiêu diệt đội tàu chiến của đối phương và khả năng sống sót nhờ vào
"tốc độ kép" của cả tàu và tên lửa mới.
Các tàu Project 1241RE
được thiết kế bởi Văn phòng Thiết kế Trung ương Almaz ở St Petersburg
(Nga). Nguyên mẫu đầu tiên của lớp tàu này trang bị tất cả 4 tên lửa
hành trình chống hạm cận âm P-15 Termit (>> chi tiết), nay được coi là lỗi thời. Đó là lý do thúc đẩy Hải quân Ấn Độ lên kế hoạch thay thế loại tên lửa này.
Cùng
với việc thay đổi cấu hình vũ khí mới, Project 1241RE sẽ được nâng cấp
hệ thống bám bắn mục tiêu. Cụ thể, hệ thống chiến đấu Harpoon-E sẽ được
thay thế bằng hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu Sigma-E. (>>
chi tiết)
|
Tàu Project 1241RE cũng đang được biên chế trong lực lượng tàu nổi của Hải quân Nhân dân Việt Nam. |
Đặt ống phóng nghiêng để phù hợp với Tarantul-I
Tàu tên lửa Project 1241RE thuộc loại tàu chiến cỡ nhỏ, chuyên thực hiện nhiệm vụ chính là chống tàu đối phương.
Thiết kế hiện tại của Tarantul-I không đủ không gian trang bị các ống phóng BrahMos thẳng đứng.
Trước
thực tế đó, Hải quân Ấn Độ đề ra giải pháp thiết kế mỗi bên thân tàu
đặt 4 ống phóng tên lửa BrahMos kiểu nghiêng, bố trí ở bốn góc hình
vuông – giống như việc triển khai các tên lửa Uran-E trên tàu Gepard 3.9
hiện nay. (>> xem thêm)
Việc
thay thế hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu bằng hệ thống Sigma-E
mới của Nga cũng tăng cường đáng kể khả năng tác chiến cho Project
1241R.
Sigma-E là hệ thống điều khiển thông tin chiến đấu trang
bị cho tàu chiến hiện đại được Nga nghiên cứu và phát triển, có khả năng
chống nhiễu cao, bí mật việc trao đổi thông tin theo các kênh vô tuyến
dải tần X với tốc độ thông tin 0,95Mb/s; Điều khiển điện tử tia theo góc
tà; thu thập, xử lý thông tin để thiết lập trường thông tin thống nhất
và cơ sở dữ liệu thống nhất của các nhóm tàu chiến thuật; tổ chức các
mạng điện thoại có khả năng chống nhiễu cao cho các nhóm tàu chiến
thuật...
Những đặc điểm này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu trong các cuộc chiến tranh hiện đại.
|
Bệ phóng tên lửa P-15 Termit trên tàu Project 1241RE sẽ được thay thế bằng 4 ống phóng tên lửa BrahMos ở mỗi bên mạn tàu. |
Tốc độ chết người
Tàu tên lửa Tarantul-I có sức cơ động rất cao. Tốc độ
tối đa của tàu có thể lên tới 43 hải lý/giờ (khoảng 69 km/h). Do
đó, Tarantul-I được xếp vào loại tàu tên lửa cao tốc.
Kích thước
nhỏ gọn, tốc độ cao, tàu có khả năng tránh màn đạn của đối phương so
với nhiều tàu chiến cỡ lớn hiện nay. Ngoài ra, tàu phù hợp với chiến
thuật "hit and run" tấn công chớp nhoáng và rúi lui nhanh chóng.
Trong khi đó, Tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos đạt tốc độ tối đa tới Mach 2,9, tầm bắn xa cực đại 290 km.
Như vậy, kích thước nhỏ gọn, sức cơ động của tàu Molnyia với tốc độ và uy lực của BrahMos sẽ tạo nên sức mạnh kép trên mặt biển.
Ngoài
ra, khả năng phóng loạt nhiều tên lửa bay ở nhiều quỹ đạo khác nhau vào
một mục tiêu hoặc cụm mục tiêu có thể dễ dàng vượt qua được hệ thống
phòng thủ đối phương và tiêu diệt mục tiêu từ xa.
Tình hình trang bị
Việc đưa các tên lửa hành trình BrahMos trang bị cho các tàu chiến cũ không còn là điều mới mẻ.
Từ
năm 2005, Hải quân Ấn Độ bắt đầu trang bị biến thể đời đầu của BrahMos
cho một số tàu chiến tuyến đầu của họ. Trong đó, tàu khu trục 3.950 tấn
INS Rajput lớp Kashin mua của Liên Xô đã được trang bị với 4 ống phóng
tên lửa BrahMos, mỗi bên mạn tàu bố trí 2 quả.
Sau đó, một tàu
cùng lớp khác là INS Ranvir (mua từ thời Liên Xô) tiếp tục được Ấn Độ
trang bị 4 bệ phóng tên lửa BrahMos theo kiểu thẳng đứng.
|
Tên lửa BrahMos trang bị trên tàu chiến INS Rajput của Hải quân Ấn Độ. |
Do BrahMos sở hữu nhiều đặc tính “siêu việt” nên Hải
quân Ấn Độ đã lên một kế hoạch tham vọng, dự định sẽ trang bị loại tên
lửa này cho tất cả các tàu chiến đang đóng và nâng cấp giữa vòng đời.
Thậm
chí, ba tàu Project 15A DDG đang đóng trong nước sẽ được trang bị tới
16 tên lửa BrahMos, b tàu khu trục lớp Talwar cũng được trang bị mỗi tàu
8 ống phóng tên lửa thẳng đứng.
Đối với tàu tên lửa Project 1241R, Ấn Độ dự định trang bị tên lửa BrahMos cho 5 tàu như vậy.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đang sở hữu một số tàu tên
lửa Project 1241RE (giống loại của Ấn Độ) và vẫn trang bị những hệ
thống vũ khí cũ của Nga.
Nếu các tàu Tarantul-I đang sử dụng có
thể được hiện đại hóa trang bị tên lửa BrahMos, sức mạnh chiến đấu của
Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể.
Năm 2011,
Hải quân Indonesia cũng thử nghiệm lắp đặt hệ thống tên lửa Yakhont (họ
hàng của BrahMos) mà nước này nhập khẩu từ Nga trên một thiết kế tàu
chiến cũ của Hà Lan đang có trong biên chế. Cuộc thử nghiệm đã đạt kết
quả tốt và cho thấy triển vọng của việc triển khai hệ thống tên lửa
chống hạm siêu âm này trên các phương tiện mặt nước. |