Một trong những đặc điểm được biết đến phổ biến nhất ở người bị thôi miên là đôi mắt mở rộng với cái nhìn đờ đẫn.
Thế nhưng, dấu hiệu này đã không được
coi trọng và chưa bao giờ được nghiên cứu một cách chi tiết. Nguyên nhân
có thể là do trên thực tế, nó chỉ xuất hiện ở một số người khi bị thôi
miên.
Đôi mắt trong trạng thái bình thường (ảnh trên) và khi
bị thôi miên (ảnh dưới). (Ảnh: Viện Hàn lâm Phần Lan)
Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm tình
nguyện viên cho thấy sự thay đổi giữa trạng thái thôi miên và trạng
thái bình thường chỉ diễn ra trong vòng vài giây.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ thống
phương pháp giúp theo dõi độ phân giải của mắt và thực hiện một số hành
động làm cho mắt vận động, tạo ra những phản ứng vô thức từ mắt.
Họ nhận thấy rằng cách nhìn chằm chằm và
đờ đẫn là những thay đổi có thể đo lường được một cách khách quan trong
quá trình diễn ra phản xạ vô thức của mắt – dấu hiệu mà những người nếu
không bị thôi miên thì không tài nào bắt chước được.
Theo đó, sự thôi miên có thể không còn
được coi là hình ảnh tinh thần diễn ra trong một trạng thái hoàn toàn
bình thường của ý thức nữa.
Mặt khác, kết quả cũng có ý nghĩa nhất
định đối với lĩnh vực khoa học thần kinh liên quan đến tâm lý và nhận
thức. Nó cung cấp những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của một trạng
thái ý thức con người mà trước đây không được khoa học xác nhận.
Thôi miên có một lịch sử lâu đời, được
biết đến từ những năm 1700 trở lại đây và là đề tài gây ra rất nhiều
cuộc tranh cãi trong các lĩnh vực tâm thần học, tâm lý học và thần kinh
học.
Hơn 100 năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn
chưa chấm dứt việc tranh luận xung quanh vấn đề có hay không sự tồn tại
của một trạng thái thôi miên đặc biệt, hay nó chỉ đơn giản là việc sử
dụng những thủ thuật liên quan đến nhận thức và hình ảnh tinh thần trong
một trạng thái bình thường.
Cho đến nay, những bằng chứng cho thấy
sự tồn tại của thôi miên vẫn không hoàn toàn thuyết phục, và do đó,
trạng thái này chỉ được coi là chuyện hoang đường trong tâm lý học.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí PLoS ONE.