Vòng sáng xoắn ốc trên bầu trời này là
do một quả tên lửa của Nga tạo ra sau khi được phóng lên không trung.
Vòng xoắn ốc với ánh sáng ngoạn mục này xuất hiện vào tháng 12/2009 trên
bầu trời phía bắc Na Uy. Theo Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cuộc thử
nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava không thành làm mất kiểm soát tên lửa và
tạo ra hiệu ứng xoắn ốc quay bí ẩn trên.
Hình ảnh này được chụp lại vào tháng 5/2010 tại Nødebohuse, Bắc Zealand, Đan Mạch cho thấy đây là một hiện tượng tự nhiên được gọi là “cột năng lượng mặt trời”.
Những chùm ánh sáng bao phủ một diện tích rộng bất thường được tạo ra
trong một không khí lạnh với các tinh thể nước đá rơi xuống từ những đám
mây cao.
Các tinh thể nước đá đôi khi bằng phẳng, và sự phản xạ của không khí sẽ làm cho nó dựng thẳng lên, chứ không cắt nó sang bên.
Khi ánh sáng mặt trời phản chiếu các
tinh thể, kết quả sẽ tạo ra các cột ánh sáng chiếu lên bầu trời giống
như nó được xuất hiện từ mặt trời, nhưng trong thực tế nó chỉ cách xa
người quan sát vài dặm.
Ánh sáng nhấp nháy kỳ quái này xuất hiện
trên bầu trời cao. Thực tế, chúng được tạo ra bởi cơn bão khi sét từ
cơn bão kích thích các điện trường trong khí quyển trên cơn bão. Từ đó
tạo ra ánh sáng nhấp nháy nhảy múa có hình như bóng điện, vệt, tua hoặc
kết hợp cả hai.
Ánh sáng kỳ lạ phát ra màu xanh lá cây
trong một buổi chiều hoàng hôn ở Thái Bình Dương này đã làm ngạc nhiên
bà Nigella Hillgarth tại Viện Hải dương học ở San Diego. Màu xanh này
lóe lên giống như cây đèn là một hiện tượng hiếm gặp, được tạo bởi khúc
xạ ánh sáng trong bầu khí quyển.
Hình ảnh cho thấy một vầng hào quang
khổng lồ trên bầu trời u ám ở Moscow, Nga. Ánh sáng bất thường này làm
rộ lên tin đồn xuất hiện UFO, nhưng nó đã dễ dàng được giải thích bởi
các nhà khí tượng học. Các "đám mây quầng" chỉ là một ảo ảnh
quang học gây ra bởi ánh sáng mặt trời đánh một đám mây ở một góc vừa
phải. Hình tròn của đám mây có thể là những gì được biết đến như lỗ đám
mây.
Những đám mây này xảy ra bên trong đám
mây mỏng mờ ở độ cao, thường bao gồm các tinh thể nước đá và các giọt
nước có nhiệt độ dưới đóng băng nhưng vẫn còn ở dạng lỏng. Khi đám mây
này bị quấy rầy bởi máy bay hoặc những cơn gió mạnh, các giọt nước có
thể đóng băng ngay lập tức hoặc bay hơi, thì sau đó sẽ tạo thành lỗ.
Cảnh quan xuất hiện vào một buổi sáng
lạnh ở Park City, Utah vào giữa mùa đông. Hiện tượng này được gọi là mặt
trời giả. Nó là hiện tượng quang học khí quyển gây ra bởi sự khúc xạ
ánh sáng mặt trời bởi các tinh thể băng nhỏ trong những đám mây.
Bầu trời xuất hiện ánh sáng màu xanh kỳ
lạ như cực quang có cường độ cao, tỏa sáng trong đêm trăng ở phía Bắc,
hình ảnh như được nhân đôi trên hồ Laberge, Yukon Territory, Canada.
Những quầng sáng mặt trời này cũng gây
ra bởi sự tương tác giữa ánh sáng mặt trời với các hạt nước đá nhỏ. Khúc
xạ ánh sáng mặt trời vào chúng tạo nên những vòng sáng ống kính.