Banner moiws
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Bí Ẩn > Câu chuyện bí ẩn Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bí ẩn bước nhảy của nhện Adanson
(phatminh.com) Loài nhện nhảy Adanson có cách phán đoán khoảng cách độc đáo giúp chúng vồ chính xác con mồi mà không cần mạng nhện.

Khả năng đó có được thông qua việc quan sát dưới ánh sáng xanh lục của nhện.

Có nhiều hệ thống thị giác khác nhau được các sinh vật sử dụng để phán đoán chính xác khoảng cách và chiều sâu. Chẳng hạn, con người có thị giác 2 mắt. Do mắt người ở cách xa nhau, chúng tiếp nhận thông tin thị giác từ các góc độ khác nhau, và bộ não của chúng ta sử dụng chúng để xác định khoảng cách bằng lượng giác học.

Những động vật khác, chẳng hạn như côn trùng, thì lại điều chỉnh độ dài tiêu cự của thấu kính trong mắt chúng, hoặc cử động đầu từ bên này sang bên kia để tạo ra một hiệu ứng gọi là thị sai chuyển động - những vật thể gần hơn sẽ di chuyển qua trường thị giác của chúng nhanh hơn những vật ở xa.

Nhện nhảy Adanson
Nhện nhảy Adanson

Tuy nhiên, nhện Adanson (tên khoa học Hasarius adansoni) không có bất kỳ hệ thống điều chỉnh tiêu cự nào. Chúng có những con mắt quá gần nhau đến mức không thể phán đoán khoảng cách theo cách của con người, cũng không sử dụng thị sai chuyển động trong quá trình săn mồi.

Vậy thì làm thế nào chúng có thể cảm nhận độ sâu hình ảnh? Theo chuyên san Science, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Osaka (Nhật Bản) phát hiện nhện Adanson phán đoán chính xác khoảng cách bằng cách so sánh hình ảnh mờ của vật thể với hình ảnh rõ, một phương pháp được gọi là image defocus (tạm dịch “lệch tiêu hình ảnh”).

Nhện Adanson có 4 con mắt nằm sát nhau: 2 mắt giữa lớn và 2 mắt ngoài nhỏ. Nó sử dụng 2 mắt ngoài để cảm nhận sự chuyển động của vật thể, chẳng hạn như ruồi, và dùng 2 mắt chính để tập trung vào con mồi.

Theo ông Akihisa Terakita, trưởng nhóm nghiên cứu, thay vì có 1 lớp tế bào nhận kích thích ánh sáng duy nhất, các võng mạc ở 2 mắt chính của nhện Adanson có đến 4 lớp tế bào nhận kích thích ánh sáng. Khi chuyên gia Terakita và các cộng sự xem xét kỹ các con mắt chính của nó, họ phát hiện 2 lớp gần bề mặt nhất chứa các sắc tố nhạy cảm với tia cực tím, trong khi các lớp sâu hơn chứa các sắc tố nhạy cảm với màu xanh lục.

Tuy nhiên, do những khoảng cách riêng biệt của lớp tế bào nhận kích thích ánh sáng so với thấu kính của mắt, ánh sáng xanh lục chỉ tập trung ở lớp sâu nhất, trong khi lớp võng mạc nhạy cảm với màu xanh lục còn lại chỉ nhận được hình ảnh mờ.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng các con nhện Adanson đã phán đoán khoảng cách dựa trên mức độ lệch tiêu trong lớp ảnh mờ này, vốn cân xứng với khoảng cách từ một vật thể đến thấu kính của mắt.

Để kiểm tra điều trên, các nhà nghiên cứu đã đặt một con nhện Adanson và 3-6 con ruồi giấm vào một buồng nhựa hình trụ bên trong một thùng xốp trắng. Sau đó họ làm tràn ngập buồng nhựa bằng những ánh sáng màu khác nhau.

Nếu ánh sáng xanh lục quan trọng với các con nhện, chúng hẳn sẽ phán đoán sai khoảng cách nhảy vào con mồi khi thiếu ánh sáng màu này. Kết quả thu được cho thấy các con nhện có thể vồ lấy ruồi giấm một cách dễ dàng dưới ánh sáng xanh lục, nhưng thường phán đoán sai dưới ánh sáng đỏ.

Các chuyên gia Nhật kết luận ánh sáng xanh đã tạo ra độ mờ hình ảnh cần thiết để nhện xác định khoảng cách đến con mồi.

Ông Terakita và các cộng sự chưa xác định được có loài vật nào khác sử dụng kiểu phán đoán khoảng cách như nhện Adanson hay không, nhưng họ tin chắc rằng phát hiện mới của họ về cách thức phán đoán khoảng cách của loài nhện này có thể giúp ích cho việc thiết kế những hệ thống thị giác cho robot trong tương lai.

(Nguồn: Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Rùng mình 12 câu chuyện có thật đáng sợ hơn cả phim kinh dị (30/12/2015)
Nông dân mổ lợn phát hiện quả trứng lạ giá gần 2 tỷ đồng (22/12/2015)
Ly kỳ chuyện một đứa trẻ mới sinh ra đã mọc răng (P.2): Hàm răng sắc nhọn quái dị (22/12/2015)
Thành phố ngầm trong lòng Moscow (19/12/2015)
12 bí ẩn mà khoa học chưa thể tìm ra lời giải thích (16/12/2015)
Bí ẩn về người cú - Quái vật đến từ địa ngục (16/12/2015)
10 giấc mơ kỳ lạ đã vĩnh viễn thay đổi cả thế giới (27/8/2015)
Cả thế giới xôn xao vì em bé  (12/6/2015)
9 văn tự cổ bí ẩn nhất mọi thời đại (12/6/2014)
Tam giác quỷ trên cạn: Vùng đất Bridgewater bí ẩn (26/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
UFO ”lũ lượt” xuất hiện? (6/2/2012)
Những quả cầu bí ẩn tại Anh (3/2/2012)
Người ngoài hành tinh lảng tránh Trái đất? (2/2/2012)
Những tiên đoán ”hấp dẫn” về thế kỷ 21 (1/2/2012)
Bí ẩn danh tính của 54 bộ xương không đầu (30/1/2012)
Phát hiện ngôi mộ 3000 năm tuổi của nữ ca sĩ (17/1/2012)
Tại sao các mộ cổ La Mã lại chôn kèm “rác”? (16/1/2012)
Bí ẩn dịp Giáng sinh tại Anh (9/1/2012)
Tại sao các mộ cổ La Mã lại chôn kèm “rác”? (7/1/2012)
Thêm điều kỳ lạ về hồ Loch Ness (5/1/2012)
5 ’kịch bản tận thế’ trong năm 2012 (3/1/2012)
Phát hiện ngôi mộ cổ 1.200 năm tuổi ở Trung Quốc (29/12/2011)
Huyền thoại về quái thú bí ẩn tại châu Phi (29/12/2011)
Sự thật về “ngón tay Yeti”? (29/12/2011)
Năm 2012: Nhiều thiên tai, không có thảm họa (27/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Rùng mình 12 câu chuyện có thật đáng sợ hơn cả phim kinh dị
10 giấc mơ kỳ lạ đã vĩnh viễn thay đổi cả thế giới
Giả thuyết mới về người cá
Miệng hài cốt thế kỷ 16 bị nhét gạch là ma cà rồng?
“Quái vật” khổng lồ gây ra những vụ tấn công bí ẩn
Ly kỳ chuyện một đứa trẻ mới sinh ra đã mọc răng (P.2): Hàm răng sắc nhọn quái dị
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt