GS.TSKH Trần Đình Toại chiết tách Manitol từ nấm mối trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Như Ý)
GS.TSKH Trần Đình Toại, Chủ nhiệm đề tài cho biết, cứ 100g nấm mối khô sẽ tách chiết và tinh sạch được được 6,2g manitol sạch. Cứ 100g rong biển khô chiết tách được 8,2g manitol sạch. Theo khảo sát, nguồn nguyên liệu nấm mối có tại An Đồng (Thừa Thiên – Huế) và tỉnh Phú Thọ. Rong biển cũng có tại rất nhiều nơi trên các vùng biển cả nước. Hiện kết quả nghiên cứu đã cho thành công trong phòng thí nghiệm, nhưng để triển khai thành công nghệ để ứng dụng trong sản xuất cần đầu tư thêm kinh phí khoảng 300 triệu đồng trong thời gian 1 năm. Trên thế giới, việc sản xuất manitol chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng vi sinh vật để lên men chuyển hóa đường thành manitol. Công nghệ này đòi hỏi hệ thống thiết bị phức tạp, đắt tiền do phải thực hiện các phản ứng trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao. |