Bộ lọc khí chủ động quang xúc tác
Trong khuôn khổ đề tài KC.08.26/06-10 “Nghiên cứu xử lý ô nhiễm không khí bằng vật liệu sơn nano TiO2/apatite, TiO2/Al203 và TiO2/bông thạch anh”, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ môi trường đã nghiên cứu, chế tạo và đưa vào ứng dụng bộ lọc khí chủ động quang xúc tác giúp làm sạch không khí và sơn nano TiO2/apatite có tính năng khử trùng.
Bộ lọc khí chủ động quang xúc tác
 
Bộ lọc khí chủ động quang xúc tác sử dụng các vật liệuTiO2/Al2O3 và TiO2/SiO2. Sử dụng bộ lọc với các màng lọc có kích cỡ khác nhau cho 3 thiết bị (8kg - 50 W, 15kg - 100W và 30kg - 400W) trong môi trường không khí quy mô 25m2, sau 1-2 giờ hoạt động, các khí NO, CO đã bị khử hoàn toàn.
 
 
Nguyên lý xử lý ô nhiễm của màng lọc quang xúc tác trên cơ sở TiO2
 
 
Mô hình thiết bị làm sạch không khí trên cơ sở màng lọc quang xúc tác TiO2/Al2O3 và TiO2/SiO2
 
 

Sơn khử trùng
 
Sơn apatit/TiO2 có khả năng khử trùng, diệt nấm mốc với chất lượng tương đương các sản phẩm nhập từ Nhật Bản. Kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian diệt khuẩn của sơn apatit/TiO2 ngắn và tác dụng kéo dài đến 2 tháng. Sơn có tác dụng diệt khuẩn tốt đối với cả vi khuẩn và nấm.
 
 
 

Mọi chi tiết xin liên hệ: Viện Công nghệ Môi trường - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội; Tel: (04)37911654; Email: vvtu2004@yahoo.com
(Nguồn: Theo Tạp chí Hoạt động Khoa học )