Cận cảnh "hóa thạch sống" kỳ dị dưới đáy biển Việt Nam
Có rất nhiều điều thú vị quanh loài động vật 500 triệu năm tuổi này.


Ốc anh vũ (Nautilus pompilus) được giới khoa học coi là một “hóa thạch sống” trong thiên nhiên, vì chúng thay đổi rất ít so với tổ tiên cách đây 400-500 triệu năm, được biết đến thông qua các hóa thạch.
Ốc anh vũ (Nautilus pompilus) được giới khoa học coi là một “hóa thạch sống” trong thiên nhiên, vì chúng thay đổi rất ít so với tổ tiên cách đây 400-500 triệu năm, được biết đến thông qua các hóa thạch.

Mặc dù được gọi là ốc, nhưng sinh vật này lại thuộc lớp động vật chân đầu giống như mực và bạch tuộc.
Mặc dù được gọi là ốc, nhưng sinh vật này lại thuộc lớp động vật chân đầu giống như mực và bạch tuộc.

Chúng được gọi là ốc vì chiếc vỏ giống vỏ ốc rất to, có đường kính lên tới 20cm.
Chúng được gọi là ốc vì chiếc vỏ giống vỏ ốc rất to, có đường kính lên tới 20cm.

Thay vì bò chậm chạp dưới đáy biển như các loài ốc chính cống, ốc anh vũ “bay” một cách điệu nghệ trong nước biển bằng cách hút và phun nước theo cơ chế phản lực, giống như mực và bạch tuộc.
Thay vì bò chậm chạp dưới đáy biển như các loài ốc chính cống, ốc anh vũ “bay” một cách điệu nghệ trong nước biển bằng cách hút và phun nước theo cơ chế phản lực, giống như mực và bạch tuộc.

Chúng cũng có thể di chuyển dưới đáy biển bằng những xúc tu linh hoạt của mình.
Chúng cũng có thể di chuyển dưới đáy biển bằng những xúc tu linh hoạt của mình.

Thức ăn chủ yếu của ốc anh vũ là các loài động vật giáp xác như tôm, cua.
Thức ăn chủ yếu của ốc anh vũ là các loài động vật giáp xác như tôm, cua.

Có một điều thú vị về ốc anh vũ: tên của chúng - Nautilus - chính là tên của chiếc tàu ngầm trong tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng Hai vạn dặm dưới đáy biển của nhà văn Jules Verne.
Có một điều thú vị về ốc anh vũ: tên của chúng - Nautilus - chính là tên của chiếc tàu ngầm trong tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng Hai vạn dặm dưới đáy biển của nhà văn Jules Verne.

Tại Việt Nam, sinh vật này được ghi nhận tại vùng biển Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tại Việt Nam, sinh vật này được ghi nhận tại vùng biển Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Do bị khai thác để làm mặt hàng mỹ nghệ, số lượng ốc anh vũ ngày càng trở nên hiếm hoi.
Do bị khai thác để làm mặt hàng mỹ nghệ, số lượng ốc anh vũ ngày càng trở nên hiếm hoi.



(Nguồn: Theo Kien Thuc )