Cá mập Helicoprion xuất hiện ở các đại dương vào cuối kỷ Cacbon, cách đây khoảng 310 triệu năm và tuyệt chủng vào đầu kỷ Triat.
Thằn lằn gò là một chi của loài bò sát biển tuyệt chủng. Chúng ăn cá, mực và các loài bò sát biển khác. Sinh sống vào kỷ Jura, không giống những loài thằn lằn khác, có răng hình tam giác.
Gigantopithecus là một chi vượn người tồn tại từ 5 triệu năm - 100.000 năm trước đây, ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Các hóa thạch còn lại cho thấy Gigantopithecus là những vượn người lớn nhất trong lịch sử.
Khủng điểu hay Đà điểu khổng lồ là loài chim to lớn thuộc Bộ Đà điểu đã tuyệt chủng. Thuộc nhóm chim chạy, khủng điểu không thể bay mà chỉ có thể chạy. Chúng sống trên một hòn đảo thuộc New Zealand vào khoảng đầu thế kỉ thứ 19.
Gastornis là một chi tuyệt chủng của chim bay lớn sống trong thế Paleocen muộn và Eocen kỷ nguyên của Tân sinh. Các hóa thạch của loài chim được tìm thấy ở Anh, Bỉ, Pháp và Đức và Bắc Mỹ.
Titanoboa cerrejonensis là loài rắn to lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay. Bằng cách so sánh kích thước và hình dáng cột sống đã hóa thạch của nó với cột sống của các loài rắn hiện đại, các nhà nghiên cứu ước tính rằng T. cerrejonensis dài khoảng 13m, nặng khoảng 1.135kg và rộng khoảng 1m tại điểm dày nhất trên cơ thể.
Rết tiền sử sống trong kỷ nguyên Carbon, tuyệt chủng trong kỷ nguyên Permi, có niên đại khoảng 300 triệu năm trước Công nguyên. Theo phân tích khảo cổ thì rết thời tiền sử có khoảng 121 chân, mỗi chân dài đến 76cm và con lớn có thể đạt đến trọng lượng nửa tấn.
Ceratogaulus Rhinoceros là một loài tê giác tuyệt chủng từ thời tiền sử.
Loài bò cạp biển khổng lồ này có chiều dài 2,5m, tồn tại từ 390 triệu năm trước, trước cả thời khủng long, đã tuyệt chủng từ nhiều niên đại.
Mamenchisaurus là một chi khủng long bốn chân ăn thực vật thuộc khủng long chân thằn lằn, nổi bật với cái cổ dài. Hầu hết các loài sống từ 145 đến 150 triệu năm trước, thuộc tầng Tithonia, cuối kỷ Jura.
|