|
Sông nước trong mắt các nghệ sĩ Đông Nam Á |
|
|
Các nghệ sĩ đến từ các nước khu vực phản ánh thực trạng phong cảnh sông nước Đông Nam Á trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. |
|
|
Các bức ảnh được trưng bày tại triển lãm "Phong cảnh
sông nước" diễn ra tại Hà Nội đến hết ngày 29/4, với sự tham gia của 17
nghệ sĩ đến từ các nước Đông Nam Á, trong đó có 4 nghệ sĩ từ Việt Nam.
Triển lãm sau đó sẽ chuyển vào TP HCM để trưng bày.
Bức ảnh trên có tựa đề "Tonle Sap" đang dâng của Lim
Sokchanlina, Campuchia. Vào mùa mưa, khi nước sông Mekong lên cao, nước
chảy ngược vào sông Tonle Sap, từ đó đổ vào Biển Hồ. Đây là hiện tượng
sông có hai dòng vào hai mùa được coi là độc nhất trên thế giới.
Tác giả đã can thiệp vào quang cảnh của dòng sông với
một dàn dựng nhỏ, trái với khí hậu tự nhiên, đó là để những tảng băng
trôi dạt trên dòng sông dưới khí hậu nhiệt đới. Khung cảnh mong manh dễ
vỡ này chính là mâu thuẫn mà tác giả muốn thể hiện trong tác phẩm của
mình về băng nhân tạo tan chảy dưới sức nóng mặt trời, đóng góp vào việc
dâng dòng Tonle Sap. |
|
Tác phẩm "Thuyền trẻ nhỏ" của tác giả Jedsada
Tangtrakulwong, Thái Lan. Nó thể hiện những thay đổi trong lối sống của
ngư dân, sự mất dần của văn hóa tập tục cổ xưa liên quan đến sông Chi,
chẳng hạn như việc đánh bắt cá, sản xuất các công cụ đánh bắt các loại
cá khác nhau. Sông Chi là một trong những con sông quan trọng nhất và
dài nhất ở miền đông bắc Thái Lan |
|
Tác phẩm "Bim bim cá dọn bể" của Work the Rock,
Indonesia. Loài cá nước ngọt Sapu-sapu này thường được nuôi trong bể cá,
vì chúng có thể lau mặt kính của bể và có thể nói rằng chúng đảm nhận
nhiệm vụ của một quản gia. Người ta hiếm khi ăn thịt cá dọn bể, vì chúng
sống ở tầng nước giữa và tầng mặt nước nên khá bẩn và không ngon. Nhưng
những người nghèo và cả những người sống gần sông vẫn ăn cá dọn bể để
làm phong phú thêm nhu cầu thực phẩm nghèo nàn. Họ bắt cá trực tiếp từ
dòng nước bùn lầy. |
|
Vuth Lyno, đến từ Campuchia, đã tạo ra tác phẩm "Lên
và xuống". Trong một chuyến đi tới vùng rừng ngập của sông Tonle Sap,
tác giả đặc biệt quan tâm tới hệ thống kiểu nhà sàn rất đặc biệt của
làng đề thích nghi với nước lụt hàng năm vào mùa sông nước. |
|
Tác giả Than Sok, Campuchia, đặt tên tác phẩm này "GIữa
mặt đất". Ở phần lớn các nước nông nghiệp, nông dân thường tự làm những
con bù nhìn đặt trên cánh đồng để đuổi những con vật làm hại mùa màng.
Vào mùa khô, những con bù nhìn dựng trên những cánh đồng, còn vào mùa
mưa lũ năm ngoái, chúng trở nên cô đơn vì chẳng có con vật nào lúc này
xuống phá hoại mùa màng.
Tác giả cho biết 10 con bù nhìn chính là số người trong
gia đình tác giả, làm theo kích cỡ quần áo của mỗi thành viên. Cùng cảm
nhận lụt, cùng đợi, cùng thỏa hiệp, cùng thắc mắc, và rồi cảm nhận sức
mạnh, sự chấp nhận và hy vọng. |
|
Tác phẩm này mang tên "Hương sông Marikina". Đây là hệ
thống sông chính ở tây vùng thủ đô Manila, Philipines. Tác giả
Christina Poblador đã có cuộc sống gắn bó ở đây, nhưng càng lớn, tác giả
càng thấy rất khó tìm cảm giác thoải mái và dành thời gian rảnh rỗi cho
nơi này bởi sự ô nhiễm. Sự thay đổi đó khiến tác giả thực hiện dự án
"Cửa hàng nước hoa" từ năm 2009 như một nghiên cứu ô nhiễm môi trường
nơi tác giả sinh sống. |
|
Tác phẩm "Tựa thuyền du sông của" Aung Ko, Myanmar.
Tác giả sắp đặt ba chiếc thuyền vải và vài chiếc thuyền bằng gỗ do trẻ
em trong làng làm. Tác phẩm nói về sự thay đổi của con sông Irawaddy gần
ngôi làng tác giả ở. Những người dân ở đây đang chứng kiến sự thay đổi
của dòng sông cũng như những hậu quả của sự thay đổi này hàng năm. |
|
|
|
|
|
|
|