Vài thông tin cập nhật về Hải quân Singapore
Với vị thế địa chính trị quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải, Singapore đang phát triển hải quân với lực lượng tàu và vũ khí trang bị hiện đại.

Căn cứ Changi hiện đại.

Căn cứ hải quân

Hiện nay, hải quân Singapore đang duy trì 2 căn cứ chính:

Căn cứ hải quân Tuas (TNB), do Thủ tướng đương nhiệm lúc đó là Ngô Tác Đống thành lập vào ngày 2/9/1994.

Tuas nằm ở phần phía Tây của Singapore, trên diện tích 28 hecta và  hơn 2km bến tàu.

Trước khi căn cứ Tuas được xây dựng, trong gần 2 thế kỷ trước, Singapore chỉ có căn cứ duy nhất là Brani.

Cơ sở hạ tầng của căn cứ Tuas chủ yếu gồm một xưởng sửa chữa tàu nổi với khả năng đóng tàu 600 tấn và Nhà kho Lưu trữ và Xây dựng tự động, cùng nhiều đơn vị hỗ trợ và chiến dịch khác.

Sau Tuas, căn cứ chính hiện đại nhất hiện nay của Hải quân Singapore là Căn cứ hải quân Changi (CNB), chính thức hoạt động ngày 21/5/2004.

Việc thành lập căn cứ Changi xuất phát từ những yêu cầu mở rộng hoạt động mang tầm nhìn chiến lược của hải quân Singapore, đảm bảo sự điều phối nhanh chóng và dễ dàng, căn cứ nằm ở phần phía Đông của Singapore, trên diện tích 86 hecta (1,28 km2).

Căn cứ hải quân Changi là có mức độ tin học và tự động hóa mạnh mẽ, nhằm tối ưu các hoạt động hàng ngày, với chi phí hoạt động tối thiểu.

Hiện nay, căn cứ này là nơi đồn trú của lực lượng tàu ngầm, tàu khu trục, tàu đổ bộ vận tải cùng các loại tàu tên lửa.

Tại đây còn có Trung tâm Đào tạo Hải quân Changi, có tên gọi khác là RSS Panglima, vinh danh con tàu đầu tiên của Hải quân Singapore.

Các chiến hạm mới

Bên cạnh lực lượng tàu chiến được đánh giá là khá hiện đại trong khu vực (>> chi tiết), Singapore mới trang bị thêm Tàu đổ bộ LPD lớp Endurance, thay thế tàu đổ  lớp County. 4 tàu lớp Endurance - lớp tàu lớn nhất hiện nay trong biên chế tàu Hải quân Singapore được lần lượt đặt tên: RSS Endurance, Resolution, Persistence và Endeavour.

Tàu có chiều dài 141 m, lượng choáng nước 6.000 tấn với tốc độ khoảng 15 hải lý/h nhờ 4 động cơ diesel Ruston 6RK215 công suất 940 mã lực với tầm hoạt động 9.300 km.

Lớp tàu có thể chở tới 18 xe tăng, 20 phương tiện các loại và khoảng 350-500 quân. Trang bị vũ khí của tàu là pháo OTO MELARA SRGM 76mm, tên lửa đất đối không Mistral và súng máy CIS 50MG 12,7 mm.

Điều đáng nói, tàu Endurance do chính các kỹ sư trong nước, thuộc Tập đoàn Technologies Marine thiết kế và chế tạo. Tàu có một khoang chứa máy bay và sàn đáp có thể cho phép 2 trực thăng cỡ trung bình cất và hạ cánh cùng lúc, qua đó, đó hỗ trợ khả năng vận chuyển đường biển cho hải quân.

RSS Persistence tại eo biển Singapore, tàu đổ bộ lớn nhất của Singapore.

Đóng góp chủ yếu của các tàu này là thực hiện nhiệm vụ Cứu trợ nhân đạo và Hỗ trợ thảm họa ở Aceh (Indonesia).

"Móng vuốt" sắc nhọn

Hải quân Singapore được trang bị những loại tên lửa tối tân nhất nhằm đảo bảo cho khả năng phòng không và phòng thủ vùng biển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Điển hình trong số này có thể kể đến như:

Tên lửa đối hạm Harpoon với tầm bắn trên 100 km, loại tên lửa tìm hướng nhờ radar chủ động, hệ thống bắn và quên, được trang bị cho tàu khu trục và tàu hộ tống nhỏ của hải quân.Tên lửa Harpoon có chiều dài 4,75m, nặng  685 kg và tốc độ bay đạt 240m/s.

Loại thứ 2 là tên lửa Aster với tầm bắn 30 km. Đây là vũ khí phòng không hữu hiệu phóng theo chiều thẳng đứng, diệt máy bay hoặc các loại tên lửa đối hạm. Aster có chiều dài 4,2 m, nặng 610 kg với tốc độ cao, lên tới 1.000 m/s.

Tên lửa Barak.

Một vũ khí lợi hại khác mà Singapore đã trang bị là tên lửa Barak do Israel chế tạo.

Điểm nhấn của hệ thống này là, nhờ khả năng phóng thẳng đứng, nó tiết kiệm được không gian trên tàu và bắn hạ mục tiêu ở mọi góc.

Tên lửa Barak có chiều dài 2,1 m, nặng 98 kg, tốc độ 583 m/s với tầm bắn khoảng 10 km.

Ngoài ra, phải kể tới tên lửa hiện đại Mistral có vận tốc lên tới 800 m/s, tầm bắn 5,3 km cho phép đánh chặn máy bay, trực thăng và tên lửa.

Về vũ khí diệt tàu ngầm, hải quân Singapore trang bị ngư lôi Whitehead hạng nhẹ với tốc độ khoảng 30 hải lý/h, lặn sâu khoảng 600m,  sử dụng cho các tàu khu trục và hộ tống.

Phương tiện mặt nước không người lái

Trong cuộc diễu binh nhân Ngày độc lập Singapore, hải quân nước này trình làng phương tiện ,ặt nước không người lái vũ trang đầu tiên trên thế giới mang tên Protector.

Protector có khả năng tàng hình, cơ động cao, tốc độ nhanh và được điều khiển từ xa tại trạm đặt trên bờ biển hoặc tàu.

Hiện tại, Singapore chỉ có hai chiếc loại này, chúng đều được vũ trang một súng máy tự động cỡ 12,7mm. 

Protector từng được triển khai tại vịnh Aden trong các chiến dịch chống cướp biển cùng tàu Endurance. Protector có chiều dài 9,5m, trọng lượng 4 tấn và tốc độ khoảng 30 hải lý/h.

Máy bay và trực thăng

Hải quân Singapore trang bị máy bay tuần tra Fokker 50, cùng với các loại máy bay khác của Không quân Singapore nhằm cung cấp sự giám sát hàng hải và bảo vệ lãnh hải và đường biển liên lạc trọng yếu của Singapore, đặc biệt là eo biển Singapore.

Hiện nay, những chiếc F50 tham gia vào lực lượng liên minh giám sát trên không Eyes in the Sky cùng với Malaysia, Indonesia và Thái Lan.

F50 dài 25m, với sải cánh 29m và tốc độ tối đa là 560 km/h với tầm hoạt động hơn 2.000 km.

Đặc biệt, những chiếc F50 của Không quân Singapore còn trang bị 2 tên lửa Harpoon AGM-84D.

Trong số 6 tàu khu trục lớp Formidable có sự hỗ trợ của trực thăng hải quân S-70B Sikorsky Seahawk do Mỹ phát triển từ những năm 1970.

Trực thăng có chiều dài 19,76m, cao 5,33 m và trọng lượng cất cánh tối đa gần 1 tấn với 2 động cơ tubroshaft GE T700 công suất 1.409 kW.

(Nguồn: datviet )