Chủ tịch SNC tuyên bố từ chức
Nhà đối lập chủ yếu của Dammascus ở nước ngoài đã không thể trở thành nhân vật chấp nhận được cho tất cả những người chống lại Assad.

>> Phe đối lập Syria chống lẫn nhau
>> Hội đồng của Syria mới chỉ có cái tên
>> Phe đối lập Syria thành lập SNC

Người đứng đầu Hội đồng dân tộc Syria SNC đối lập, giáo sư ĐH Sorbonn Mới, Burhan Galiyon đã xin từ chức.

Nguyên nhân là nhiều thành viên phe đối lập ở Syria không hài lòng với hoạt động của Hội đồng. Theo những người này, SNC đã sa vào đấu đá nội bộ và giúp đỡ không đầy đủ cho các “chiến sĩ chân chính” đang đấu tranh chống lại Assad.

Đã có cả một câu chuyện dài trước việc từ chức của Galiyon. Mấy tháng liền nhóm những người hoạt động tích cực của Uỷ ban đối lập phối hợp tại chỗ, tổ chức tập hợp nhiều đối thủ chống Assad cả trong lẫn ngoài lãnh thổ Syria đã trách cứ SNC không tích cực hoạt động.

Thành viên SNC, Mahmud Hamo giải thích: “Các nhà cách mạng đòi hội đồng gần với nhân dân hơn, sao cho có nhiều đại diện của đối lập thực sự có thể tham gia vào công việc của hội đồng”.

Hôm 15/5, Đại hội của SNC ở Roma đã bầu chủ tịch. Đa số đã nghĩ là George Sabra, người chống đối và từng là tù chính trị có quan hệ trưc tiếp với phe đối lập ở trong nước sẽ chiến thắng.

Nhưng thực tế hoá ra trong số 40 thành viên ban thư ký chỉ có 11 người bỏ phiếu cho Sabra. 21 phiếu được bầu cho Galiyon, người kết cục đã giành phần thắng.

Mahmud Hamo giải thích: “Sự ứng cử của ông ta (Galiyon) được “Những người anh em Hồi giáo” ủng hộ. Có thể, vì Sabra là người theo đạo Thiên chúa. Hơn nữa, dễ thoả thuận với Galiyon hơn”.

Kết quả bầu cử ngay lập tức đã gây bê bối. Uỷ ban phối hợp tại chỗ, vốn  ngừng tham gia vào SNC, đã tuyên bố sẽ rút khỏi hội đồng. Hamo giải thích: “Bước chủ yếu buộc chủ tịch mới được bầu của SNC phải từ chức là đe doạ sẽ có biểu tình đòi Galiyon phải từ chức”.

Chuyên gia về các cuộc cách mạng Arab của Trung tâm quan hệ quốc tế và các vấn đề an ninh Pháp IRIS, ông Belig Nabli cho rằng: “Còn lâu mọi khuynh hướng trong cộng đồng người Syria ở nước ngoài mới công nhận Galiyon là thủ lĩnh của phe đối lập chống Assad.

Người đứng đầu SNC lại chỉ có thể ảnh hưởng ít hơn nữa đến hoạt động của các chiến binh vũ trang đang chống lại quân đội của Assad trên lãnh thổ Syria.

Những người này nói chung coi Galiyon là người của phương Tây, do cựu Tổng thống Pháp Nicola Sarkozi sắp đặt”.

Cuộc bầu cử người đứng đầu hội đồng mới sẽ diễn ra vào tuần sau. Theo Hamo, cuộc bầu cử này sẽ chọn chủ tịch mới, sau đó sẽ bắt đầu một cuộc cải tổ SNC quy mô nhằm biến nó thành một tổ chức tích cực, có liên hệ trực tiếp với phe đối lập trong nước và nhanh chóng phản ứng lại mọi diễn biến thay đổi.

Kết quả, có thể trong khuôn khổ SNC sẽ xuất hiện các uỷ ban chuyên trách những hướng hoạt động khác nhau, cũng như sẽ mở cơ quan đại diện của hội đồng ở nước ngoài.

Hiện nay SNC gồm vài nhóm. Đó là các tổ chức đấu tranh cho những cải cách dân chủ ở Syria (còn gọi là nhóm “Tuyên ngôn Dammascus”).

Nhóm này có ảnh hưởng mạnh ở Syria, vì có liên hệ chặt chẽ với phe đối lập trong nước.

Tổ chức tôn giáo Sunnit “Những người anh em Hồi giáo” và các nhà tự do đứng đầu là Galiyon cũng có vai trò lớn trong hội đồng.

Trong SNC còn có cả người Kurd, đại diện của các bộ tộc Syria và cả những người độc lập nữa.

Dễ hiểu là một thành phần đa dạng như vậy khó có thể thoả thuận được với nhau. Mâu thuẫn không mất đi cùng với sự từ chức của Galiyon, và việc có thể vượt qua chúng được không trong đại hội tới là cả một vấn đề lớn.

Belig Nabli nói: “Không và chưa bao giờ có sự thống nhất về tư tưởng giữa những người dân tộc chủ nghĩa tả khuynh, hữu khuynh, “Những người anh em Hồi giáo” và Salafit. Đến nay chưa ai có thể buộc họ phối hợp hành động với nhau, và hiện chưa thấy nhân vật nào khả dĩ có thể làm được điều đó”.

Nói chung, theo Nabli, việc phương Tây công nhận SNC là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Syria rõ ràng là bước đi quá sớm. Người ta định bằng cách đó gây sức ép lên Dammascus, nhưng hoá ra không dễ doạ Assad.

Vị thế của Galiyon càng yếu đi sau sự ra đi của bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alen Giuppe, người nhiệt tình đòi lật đổ chế độ của Assad và là chỗ dựa chủ yếu của SNC.

Cho dù theo hồ sơ lưu của, thì bộ trưởng Ngoại giao mới của Pháp Loran Fabius sẽ không có bất đồng với người tiền nhiệm, và về tổng thể vẫn có sự ủng hộ như trước.
(Nguồn: datviet )