Sử dụng sữa bò ngăn chặn HIV
Dù bạn yêu thích hoặc ghét sữa bò thì sữa bò vẫn luôn là một nguồn canxi và vitamin D tuyệt vời. Ngày nay các nhà khoa học nghĩ rằng họ có thể khai thác sữa bò để bảo vệ con người khỏi HIV.

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các con bò có thể đã từng được dùng để sản xuất các kháng thể chống lại virus gây suy giảm hệ miễn dịch của con người (HIV). Những con bò không thể tự nhiễm virus này. Một nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Melbourne đã hợp tác cùng công ty trách nhiệm hữu hạn kĩ thuật sinh học Australia Immuron để phát triển loại sữa này.

Các nhà khoa học dẫn đầu bởi tiến sĩ Marti Kramski, đã tiêm chủng các con bò mang thai với một protein HIV và đã nghiên cứu lượng sữa đầu tiên các con bò đó sản sinh ra sau khi sinh đẻ.

Sữa đầu tiên, được gọi là sữa non, theo một cách tự nhiên gắn với các kháng thể giúp bảo vệ con bò sơ sinh khỏi bị nhiễm virus. Những con bò được tiêm protein đã sản xuất kháng thể HIV trong sữa của chúng.

Sử dụng sữa bò ngăn chặn HIV

“Chúng tôi đã có thể thu hoạch các kháng thể protein bề mặt virus HIV từ sữa bò”, tiến sĩ Kramski nói.

Chúng tôi đã thử nghiệm các kháng thể này và chúng tôi đã có các kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy, những kháng thể này liên kết với HIV và ức chế virus lây nhiễm vào các tế bào người.

Các kháng thể HIV từ sữa bò sẽ được phát triển thành một loại kem được gọi là thuốc diệt khuẩn (microbicide), chất này sẽ được đưa vào âm đạo trước và/hoặc sau khi quan hệ tình dục để bảo vệ người phụ nữ khỏi nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Các thuốc diệt khuẩn khác đang được phát triển khắp nơi trên thế giới nhưng kháng thể trong nghiên cứu này được sản xuất dễ dàng hơn và rẻ hơn, cung cấp một chiến lược mới ngăn chặn HIV.

“Chúng tôi hi vọng rằng các kháng thể sữa chống HIV sẽ thân thiện với người sử dụng, phụ nữ sẽ dễ kiểm soát và là một công cụ hiệu quả cho công tác phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục”, Tiến sĩ Kramski nói.

Khoảng 30 triệu người đang sống với HIV trên toàn cầu và hiện nay chưa có vaccine nào hiệu quả cho con người. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi trung tâm HIV của Australia và Hepatitis Virology Research (Nghiên cứu viêm gan virus) và NHMRC (trung tâm thử nghiệm lâm sàng).

Tiến sĩ Kramski và các đồng nghiệp của cô hiện đang phát triển các kế hoạch cho nghiên cứu động vật và người.

Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Fresh Science, một chương trình quốc gia được tài trợ bởi chính phủ Australia. Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Antimicrobial Agents và Chemotherapy (Tạp chí Kháng sinh và hóa trị liệu).

(Nguồn: khoa học )