Giác mạc nhân tạo như thật
Một nhóm các nhà khoa học Đức đã tạo ra một loại giác mạc nhân tạo để phục hồi thị giác cho những ai bị hỏng giác mạc.
Giác mạc này được thử nghiệm trên thỏ và sau 6 tháng chữa trị, các mô cấy vào đã được nhận và an toàn cho bệnh nhân.
Giác mạc này được thử nghiệm trên thỏ và sau 6 tháng chữa trị, các mô cấy vào đã được nhận và an toàn cho bệnh nhân.

Các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Polime ứng dụng tại Fraunhofer, Postdam, Đức, đã tạo ra một loại giác mạc nhân tạo, thuộc dự án Giác mạc nhân tạo.

Rất nhiều người đã bị mù vì hỏng giác mạc. Có thể là do bị chấn thương, bệnh, hay do thiếu các tế bào gốc. Nhận một giác mạc từ người hiến tặng có thể giúp bênh nhân nhìn lại được, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội này do: không đủ giác mạc hiến tặng và do cơ thể họ không thích ứng với giác mạc mới vừa được cấy ghép.

Nhóm các nhà nghiên cứu Fraunhofer đã phát triển 2 loại giác mạc nhân tạo. Một là dùng cho những bệnh nhân không thích ứng được với giác mạc mới vừa được ghép, 1 dùng cho các bệnh nhân đang đợi ghép giác mạc.

Giác mạc dùng cho bệnh nhân không thích ứng được làm bằng vật liệu polymer, có tính chống nước. Nó có một lớp phủ ngoài và một màng xúc giác hóa học, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào và cho phép chúng lưu trú tại những mô tế bào. Diện tích bề mặt quang học cũng được cải thiện để ánh sáng có thể xuyên qua một cách tốt hơn, và kết quả là một giác mạc nhân tạo vừa giúp nhìn tốt hơn, vừa giúp tránh được các hiện tượng nhiễm trùng đã ra đời.

(Nguồn: khoa học )