Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên
cứu tổng hợp kỹ thuật công nghiệp ở thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki,
miền Đông Nhật Bản, đã phát triển được loại hợp chất có tính năng kỳ
diệu này sau khi ghi nhận kết quả thành công trên chuột.
Hợp chất mới này là một loại protein có tên FGFC và được thí nghiệm trên chuột bị phơi nhiễm phóng xạ nồng độ cao, mức tương đương 6.000 miliSievert (mSv).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm chuột
được tiêm FGFC vào bụng hai tiếng sau khi nhiễm xạ có tỷ lệ sống sót sau
20 ngày cao gấp 3 lần so với nhóm không tiếp nhận FGFC.
Khi bị phơi nhiễm phóng xạ ở nồng độ cao
trên 1.000mSv, cơ thể vật chủ sẽ xuất hiện triệu chứng sốc phóng xạ,
bong tróc và hoại tử tế bào gốc ở niêm mạc ruột, mất khả năng tái sinh
tế bào và nguy cơ tử vong cao.
Tuy nhiên, khi tiêm FGFC vào cơ thể, nó
có khả năng kích thích tăng sinh sản tế bào ở vật chủ, ngăn chặn quá
trình diệt vong của tế bào gốc và giúp phục hồi các niêm mạc bị tổn
thương do phóng xạ.
Nhóm nghiên cứu trên dự kiến sẽ công bố
phát hiện của mình với Hội nghiên cứu ảnh hưởng phóng xạ Nhật Bản thuộc
Đại học Tohoku từ ngày 6/9.