Các nhà khoa học đã có một bước tiến
quan trọng trong việc giúp những người gặp vấn đề về thị lực sống cuộc
sống độc lập sau khi một phụ nữ mù người Australia đã khôi phục lại một
phần thị lực nhờ được gắn đôi mắt điện tử.
Dianne Ashworth, người mất thị lực
nghiêm trọng do bệnh viêm võng mạc sắc tố di truyền đã được gắn một mẫu
thử mắt điện tử vào tháng Năm tại bệnh viện Tai Mắt Royal Victorian.
Con mắt điện tử đã có thể chuyển động một tháng sau đó. Ngày hôm nay, các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu.
Ngày hôm nay, Bionic Vision Australia (BVA), nhóm chế tạo mẫu mắt điện tử thông
báo sự thành công của họ trong việc thiết kế mẫu mắt điện tử "đầu tiên trên thế giới".
Dianne Ashworth nói: “Tôi thật sự
vui sướng khi cuối cùng con mắt đã chuyển động sau bao tháng ngày chờ
đợi của tôi. Tôi đã đeo những kính mắt đó và không biết mình đang chờ
đợi điều gì nữa. Tôi cũng không biết rằng liệu ai đó có biết những gì
tôi sắp sửa nhìn thấy hay không. Rồi đột nhiên, tôi thốt lên sung sướng
khi mình có thể nhìn thấy một chút ánh sáng và có phần nào đó giống như
một mảng sáng".
Bà nói thêm: “Tôi nhớ mình đã òa lên
hạnh phúc khi hình ảnh lớn hơn hiện ra trước mắt tôi. Tôi đã không hy
vọng gì nhiều nhưng sau tất cả đó là một điều kì diệu".
Con mắt điện tử được thiết kế, xây dựng
và kiểm tra bởi BVA, một nhóm nghiên cứu được chính phủ Australia tài
trợ một phần. Thiết bị được trang bị với hai điện cực cùng một sợi dây
nhỏ nối từ phần sau của mắt tới một cơ quan thụ cảm gắn đằng sau tai.
Nó được gắn vào màng mạch, phần gần với võng mạc mắt.
“Thiết bị tạo kích thích điện tử cho võng mạc", Tiến sỹ Penny Allen, bác sỹ phẫu thuật chuyên khoa, người đã cấy ghép mẫu mắt điện tử nói. “Các
tác động điện tử được truyền qua thiết bị, sau đó kích thích võng mạc.
Những lực đó tác động lại đến não rồi tạo nên hình ảnh".
Tiến sỹ Penn Allen (phải) đang thực hiện việc kiểm tra mắt đối với cô
Dianne Ashworth (trái), người đầu tiên nhận con mắt điện tử “tiên tiến”.
Thiết bị giúp phục hồi thị lực cơ bản, giúp bệnh nhân có thể phân biệt sự đối lập tương phản như là các vật sáng và tối.
Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển
thiết bị này để giúp những người mù có thể tự mình đi lại.Việc vận hành
thiết bị này khá đơn giản vì vậy các bác sỹ phẫu thuật trên toàn thế
giới có thể học được.
Bà Allen nói rằng: “Chúng tôi không muốn tạo ra một thiết bị quá phức tạp trong phương pháp phẫu thuật vốn đã rất khó để học".
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một
nghiên cứu tương tự tại trường Đại học Cornell (NewYork) nhưng ở trên
loài chuột với việc giải mã mã thần kinh vốn là những mã xung truyền tải
thông tin tới não. Thiết bị đó đã giúp phục hồi thị lực của con chuột
mù gần tới mức bình thường.
Cách hoạt động: mắt điện tử sử dụng các kính đặc biệt truyền dữ
liệu tới một mảng cấy trong não. Thiết bị đã được gắn thành công.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên toàn cầu có 39 triệu người mù và 246 triệu người mắc các tật khiếm thị.
“Điều chúng tôi đang thực hiện là
phục hồi một loại thị lực có thể phân biệt được màu trắng và đen và
chúng tôi hy vọng những bệnh nhân bị mất thị lực trầm trọng có thể tự
mình đi lại được", Allen nói.