Ghép giác mạc
Giác mạc là mô trong suốt duy nhất của cơ thể sinh vật. Tính chất này có được là nhờ tổ chức cơ cấu của nó rất đều đặn nên cho ánh sáng qua được.
Từ rất lâu, người ta đã nhận thấy nhiều khó khăn khi giác  mạc bị mờ và nguời ta đã tưởng tượng các cách chữa trị khác  nhau để chữa sự rối loạn này hầu giúp những bệnh nhân nhìn tốt hơn. Cuộc giải phẫu này có nhiều tiến bộ lớn, giúp nhiếu bệnh nhân có được cuộc sống  bình thường như mọi người.


Giác mạc



cornée = giác mạc

Thời xa xưa

Chắc là người Ai Cập thán phục sự trong suốt của giác mạc nên họ để các bức tượng có cái nhìn sâu thẳm với giác  mạc trong suốt

Galien :Y sĩ Hi Lạp nói rằng có thể gỡ phần ngài của giác mạc - Kératectomie superficielle (Abrasio cornea). Giải phẫn này chắc chắn  là rất khó thực hiện thời bấy giờ 

Guillaume Pellier de Quengsy (1751-1835)  là bác sĩ nhãn khoa ở tỉnh Montpellier Pháp. Năm 1789 ông có in quyển sách tưa đề "Précis ou Cours d'Opérations sur la Chirurgie des Yeux" nói rằng  có khả năng thay thế giác  mạc bị hỏng  bằng miếng kính đặt trong một cái vòng bằng  bạc được gắn liền với sclère bằng chỉ coton.  Việc  này đã hìh dung trước giác  mạc  nhân tạo mà  ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu.   Pellier de Quengsy học Nhãn khoa từ cha ông và được xem là chuyên môn khó nhất của các  ngành giải phẫu.

Erasmus Darwin (1731-1802) tưởng tượng thủ thuật khoan xương (trépanation) để gỡ giác  mạc mờ, như này ngày nay đang dùng

Thời Hiện đại

Phải chờ đến năm 1847 Sir William Bowman (1816-1892) mới mô tả rõ ràng mô giác  mạc. Tên  ông được đưa vào - màng Bowman- để chỉ cái màng ở giữa biểu mô (épithélium) và stroma, phần sâu hơn của giác mạc.


Sự xuất hiện của đèn có khe (Lampe à fente) cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỳ XX cho phép nghiên cứu giác  mạc in vivo bởi vì kính hiển vi sinh học  này giúp cho nghiên cứu tinh vi giác  mạc.

Alfred Vogt (1879-1943) là một trong những người dẫn đầu nghiên cứu giác  mạc nhờ đèn này

Các nhà giải phẫu mắt đầu tiên:

Hình như một trong  những  nhà giải phẫu mắt đầu tiên  là Johan von Autenrieth (1772-1835). Ông  thực tập giải phẫu trên thú vật.

Năm 1824 Reisinger (1768-1855) đề nghị thay thế một giác  mạc hỏng bằng giác mạc thú  vật.Ông đặt tên cuộc giải phẫu này là "Kératoplastic" , từ mà ngày nay người ta vẫn dùng để chỉ phép ghép giác  mạc. Thất bại liên tục  của ông làm các nhà giải phẫu nghi ngờ. Các đồng nghiệp của ông cũng không thành công.

Năm 1834, luận án của Wilhelm Tohmé tựa đề là "De Corneae Transplantatione" diễn tả một kỹ thuật mới để rạch (incision) giác mạc  nhưng  số lần thất bại vẫn còn cao. Tuy vậy tác giả luận án này vẫn khuyến khích những  y sĩ đương thời nên kiên trì theo con đường  này

Sự gây mê toàn thân bằng éther năm 1846 và bằng chloroforme năm 1847 cho phép cải thiện các  điều kiện giải phẫu.

Gây mê  bằng cocaïne do Carl Koller (1858-1944) đưa ra cùng với sự khử trùng. Tất cả chuẩn bị cải thiện ngành giải phẫu .

Năm 1841 Konigshofer cho đăng  một biên  khảo trong đó ông  tả sự ghép từng  lớp (greffe lamellaire) giác  mạc tưởng tượng  bởi Philipp Franz von Walther (1782-1849). Với phép này, nguời ta chỉ gỡ lớp ngoài cũng  của giác mạc ra và để lại lớp phía sau đó là cơ chất (stroma) và màng Descemet. Kết quả khả quan hơn.

Cải thiện kỹ thuật

Máy khoan tròn Trépan

Arthur Von Hippel (1841-1916) áp dụng nguyên tắc của Theodor Leber (1840-1917) giải nghĩa sự trong suốt của giác mạc là do tính toàn vẹn của nội bì (endothélium} khi tiếp xúc với  dịch pha lê (humeur aqueuse), và màng Descemet. Ông chỉ thực hiện phép ghép từng lớp mỏng (greffes lamellaires) với kết quả đáng ghi nhớ.

Sự phát minh ra máy khoan tròn Trépan tự động để cắt giác  mạc  của người cho và giác mạc  người nhận làm kỹ thuật ghép giác  mạc tiến một bước  khá xa.

Henri Power (1829-1911) khác hẳn Von Hippel, ông thích ghép nguyên cả bề dày của giác mạc, gọi là kératoplastie transfixiante. Vị bác sĩ nhãn khoa người Anh này cho rằng các giác mạc của thú vật quá khác  biết so với giác mạc người nên  ông  khuyên người ta dùng  các giác  mạc  lấy từ các con mắt bị rớt tròng vì những  nguyên  nhân khác  nhau. Mặc dù vậy vẫn thường xuyên thất bại.

Tìm hiểu hiện tượng

Ernst Fuchs (1851-1955) nghiên cứu trên phương diện mô học những 

phép ghép giác  mạc. Khác với Von Hippel, ông không nghĩ là sự lu mờ của mắt  sau khi ghép giác  mạc là do dịch pha lê thấm xuyên qua mà cho rằng đó là do các tế bào của giác mạc người cho ùa đến. 

F. Salzer, giữa những  năm 1900 và 1937 mô tả các phép ghép khác  nhau: autoplastie trên cùng  một người, homoplastie trên   những  động  vật  cùng loài, hétéroplastie giữa các loài. Đương nhiên ông  khuyên  là nên dùng  những  giác  mạc  người

 

Ngày 7/12/1905, Eduard Konrad Zirm (1887-1944) ghép thành công kératoplastie transfixiante đầu tiên cho người. Một bệnh nhân 45 tuổi gần như mù do các vảy cá vì bị phỏng. Vị bác sị nhãn khoa này gỡ giác  mạc  của con mắt bị tai nạn một đứa bé trai 11 tuổi (cơ thể lạ intra-oculaire) Ông có thể ghép hai bên của tròng  mắt bằng cách cắt giác. Gây mê toàn thân  mạc người cho ra hai phần. Giải phẫu thành công  tốt đẹp và  bệnh nhân  thấy rõ ràng và vống cuộc đời bình thường.

Mặc dù sự thành công rực rỡ này, người ta phát triển ghép từng  lớp giác  mạc (kératoplasties lamellaires) và phải đợi đến những công trình của Anton Elschnig ở Prague.



Năm 1914 Anton Elschnig giải phẫu thành công kératoplastie transfixiante. Trong suốt cuộc đời ông đã  thực hiện 180 cuộc ghép bằng cách dùng máy trépan của Von Hippel và  làm 22%  bệnh nhân của ông được thấy được.

Tiếp theo, Vladimir Filatov (1875-1956) thực hiện 3500  giải phẫu mắt và thành công 65% trong các trường hợp. Ông  cải thiện các  dụng cụ máy móc khác  nhau và trình bày sự ích lợi của giác mạc các tử thi.

Các  nhà nghiên cứu nhãn khoa phát triển  ngành ghép giác mạc nổi tiếng    như  Arruga, Barraquer, Castroviejo, Franceschetti, Sourdille hay Vannas.

Ngày nay

Từ năm 1960, thành công tiến bộ  rõ ràng với Alberth nhờ dùng  các corticoïdes. Năm 1963, giác mạc ghép của Strampelli (kératoprothèse de Strampelli ) cải tiến phép chẩn đoán

 Kỹ thuật được cải tiến, có ngân hàng giác  mạc và các dụng cụ phẫu thuật  tinh vi , lại nữa, kính hiển vi nghiên cứu sinh học do Maurice cho ra ggời năm 1968 để quan sát nội bì và đếm các  tế bào bội bì.

Ngoài ra ngày nay người ta dùng  tia laser đễ giải phẫu mắt cận thị, gọi là lasik

(Nguồn: VietSciences )