Máy đánh chữ, tác phẩm nghệ thuật theo dòng thời gian
Như những tạo tác của nhân loại có bề dày lịch sử như máy dệt, máy quay đĩa,.. Qua thời gian, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, những chiếc máy đánh chữ một thời phụ giúp loài người lưu trữ văn bản thay thế chữ viết tay, giờ đây đã trở thành một huyền thoại và có giá trị như những tác phẩm nghệ thuật cổ điển.

Bộ sưu tập này được Carl P. Dietz sư tầm từ năm 1934. Ý tưởng phát xuất từ khi ông mua một cỗ máy đầu tiên cho mình tại thành phố Milwaukee, Bang Wisconsin, USA. Điều thú vị là đó cũng là nơi sản xuất những chiếc máy đánh chữ đầu tiên của nhân loại.

Trong tiếp 20 năm sau đó, Dietz đã sưu tầm được hơn 400 chiếc máy đánh chữ khác nhau. Trước khi qua đời vào năm 1957, Ông đã tặng hết cho bảo tàng Cộng Đồng Milwaukee (Milwaukee Public Museum). Cho đến năm 2009 Ban quản lý Bảo tàng mới nhận được khoản trợ cấp để bảo tồn bộ sưu tập này.

Phát minh năm 1852: The Jones Mechanical Typographer

Dụng cụ kỳ lạ này là một máy đánh chữ sơ khai, sử dụng phương pháp in lần lượt, không có bàn phím như thường thấy. Cách thức hoạt động: dùng một thanh chốt hình chữ Y có tâm xoay, nhấc đầu của nó đến ký tự cần in và đặt xuống, khi đó hệ thống sẽ in ký tự đã chọn vào cuộn giấy bên cạnh. Giá bán tại thời điểm đó là 125USD tương đương 2.700USD hiện nay. Không biết cái này gõ xong một trang A4 mất bao lâu?!.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1852


Phát minh năm 1856: Cooper Hand Printing Machine

Cũng thuộc dạng máy đánh chữ dạng in lần lượt nhưng cải tiến hơn nhờ tay quay để chọn chữ và nhấn tay quay xuống để in chữ lên giấy.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1856


Phát minh năm 1868: The Experimental Sholes

Thiết bị này trông như một cây đàn piano, cách in chữ gần giống với cách hoạt động tạo âm thanh của đàn piano, thậm chí vật liệu làm nên nó cũng y hệt là gỗ mun và ngà voi. Trước khi Dietz sỡ hữu, nó được bán cho một bảo tàng với giá 1USD.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1868

Phát minh năm 1874: Sholes & Glidden (Remington No.1)

Sau 5 năm kể từ khi có mẫu giống đàn Piano, nhà phát minh Christopher Latham Sholes ra mắt một phiên bản cải tiến với quy chuẩn bàn phím QWERTY, vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Latham Sholes thấy rằng bàn phím nếu sắp xếp theo thứ tự alphatbet của bảng chữ cái sẽ không hoạt động tốt trên các mô hình máy móc. Luận điểm của Sholes đã đúng.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1874

Phát minh năm 1888: The Boston

Đây là một phiên bản đánh máy theo lượt thất bại nhất về mặt thương mại, có lẽ vừa do đi ngược xu thế công nghệ (theo lượt tiến đến gõ phím) vừa cồng kềnh (dài hơn 60cm). Bằng chứng là phiên bản này chỉ được sản xuất trong một năm. Tuy phiên bản này thất bại về mặt kinh tế nhưng nó để lại di sản lớn cho các thế hệ máy đánh chữ sau này là việc bản in di chuyển dần từ phải sang trái (giống các mẫu hiện đại), thậm chí cho phép in chữ hoa hay chữ thường.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1888

Phát minh năm 1889: The Anderson Shorthand

Lại một phiên bản phá cách với bộ gõ 14 phím. Mục đích chính là tạo một phương pháp gõ tắt. Ý tưởng này lại tiếp tục xoay vòng mẫu đàn Piano khi phát triển kiểu gõ như nhấn phím hợp âm trong âm nhạc, một tổ hợp phím sẽ tạo ra một ký tự khác. Phiên bản này phù hợp với mô hình tốc ký, tạo một văn bản nhanh chưa từng có trước đó, nhất là ứng dụng trong các phiên toà cần tốc độ nhập văn bản nhanh.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1889

Phát minh năm 1892: The Crary

Lại một phiên bản có lẽ là thất bại nặng nề hơn nữa khi mọi người chỉ biết rằng có 3 sản phẩm này tồn tại trên thế giới. Có lẽ là sự kỳ dị trong cách gõ, tạo cảm giác đang chơi một cây đàn accordion hơn là bàn phím là nguyên nhân đem đến thất bại cho phiên bản này.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1892

Phát minh năm 1893: The American Index 2

Thêm một phiên bản của kiểu in theo lượt nhưng các chi tiết thiết kế được trau chút hơn. Kết hợp những mẫu trước đó với việc xoay chọn chữ với bán kính cong tối ưu và in trên giấy với cuộn di chuyển từ phải sang trái.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1893

Phát minh năm 1905: The Hammond 12

Nhà sáng chế James B. Hammond xuất xưởng phiên bản này ra thị trường vào năm 1884. Ý tưởng là sắp xếp các dòng bàn phím theo hình bán nguyệt theo lớp, sau này là định dạng chuẩn của phương pháp sắp xếp bàn phím. Hammond 12 là phiên bản cách mạng khi cho phép người sử dụng thấy được ngay các từ liên tục sau khi gõ.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1905

Phát minh năm 1909: The Hanson

Đây là phiên bản duy nhất được tạo ra bởi nhà sáng chế Walter Hanson sống tại Milwaukee, ông mất vài năm 21 tuổi. Thiết kế độc đáo này là in nội dung theo chiều dọc chứ không phải chiều ngang như trước đó. Quan điểm chính là cho phép in chữ có tốc độ nhanh hơn. Có lẽ do mất quá sớm mà phát minh này không được ứng dụng cho các phiên bản về sau.

tuyettacvn-vintagetypingmachines1909

Như vậy, để có được cái máy đánh chữ phiên bản hiện đại như thế kỷ 19, những người đi trước đã thử nghiệm kết hợp với hầu hết cái hoạt động cơ học có thời đó, thử nghiệm mọi cách hoạt động của đàn Piano đến máy may,… Các phiên bản sau luôn kế thừa phát minh của cái trước. Bài viết này muốn thể hiện một sự đa dạng trong lịch sử, nếu ứng dụng cho ngày nay để lấy cảm hứng tạo nên một hình ảnh có liên quan đến chiếc máy đánh chữ, ta có nhiều hình ảnh hơn để thể hiện. Đó là chất liệu của người thiết kế.

(Nguồn: TNTP )