|
Samuel T. Cohen, cha đẻ bom neutron |
|
|
Samuel T. Cohen, cha đẻ bom neutron, thứ vũ khí nguyên tử chiến lược được thiết kế để tiêu diệt con người nhưng chỉ gây tổn hại tối thiểu tới các công trình của đối phương, đã vừa qua đời. Con trai ông, Paul Cohen cho biết cha mình đã không thể thắng được căn bệnh ung thư dạ dày quái ác. |
|
Cha
mẹ Samuel Cohen đều có quê gốc ở London nhưng lại sinh ông ở Brooklyn,
New York. Cohen là người học hành giỏi giang. Ông đã theo học ngành vật
lý ở Đại học California danh giá và tốt nghiệp vào năm 1943 trước khi
nhập ngũ tham gia Thế chiến thứ 2.
Tôn sùng tia neutron
Khi
hay biết về trình độ của Cohen, quân đội đã cử ông tới nghiên cứu
chuyên sâu tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Tiếp đó họ đưa ông tới
công tác trong dự án Manhattan giúp chế tạo bom nguyên tử trong Thế
chiến thứ 2.
Khoa học gia Samuel T. Cohen, người đã dành nhiều công sức cổ súy cho vũ khí neutron.
Ông
làm việc trong bộ phận tính toán hoạt động của Fat Man, quả bom nguyên
tử đã được ném xuống Nagasaki, Nhật Bản. Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Stampa
của Italia, Cohen có nói rằng ông cùng các cộng sự ở dự án Manhattan đã
nghiên cứu và tìm hiểu xem các tia neutron hoạt động ra sao trong một
phản ứng phân hạch, cách thức chúng tản mát ra môi trường xung quanh,
chúng bị thứ gì hấp thụ và chúng đã kích thích phản ứng phân rã nguyên
tử ra sao. Ông cho biết bản thân đã “hình thành tình cảm đặc biệt với
tia neutron” và đó là cơ sở để nhiều năm sau này, ông đã tạo ra quả bom
neutron.
Sau
khi xuất ngũ, Cohen tham gia làm việc cho Tập đoàn RAND. Trong một
chuyến đi tới Seoul, Hàn Quốc vào năm 1951, khi cuộc chiến tranh Triều
Tiên diễn ra, Cohen đã thấy thành phố này bị tàn phá tới độ khủng khiếp.
Ông nói rằng hình ảnh Seoul hoang tàn đã cung cấp động lực khiến bản
thân mong muốn tạo ra một vũ khí nguyên tử chỉ thuần túy phục vụ mục
đích tiêu diệt sinh lực đối phương.
Quả bom của chủ nghĩa tư bản
Phải
tới tận năm 1958, Cohen mới đề xuất ý tưởng của bom neutron, khi đang
làm việc tại Phòng nghiên cứu Lawrence Livermore. Về cơ bản đây vẫn chỉ
là một quả bom khinh khí (bom H) nhưng được thay đổi thiết kế để phát ra
một lượng lớn các chùm tia neutron. Một vụ nổ bom neutron, vì thế chỉ
mạnh chừng 1/10 một vụ nổ bom hạt nhân thông thường (bom A). Dù vẫn sinh
ra nhiệt và sóng chấn động, sức mạnh hủy diệt của nó lại nằm ở các tia
neutron, vốn có thể xuyên qua xe tăng, xe bọc thép và các tòa nhà và
đánh gục hệ thần kinh của những sinh vật sống bên trong.
Các
sinh vật sống trong phạm vi bom nổ sẽ bị tiêu diệt nhưng tài sản vẫn
được giữ nguyên vẹn. Vì đặc điểm này, bom neutron về sau đã bị những
người cánh tả và người theo đường lối tự do ở châu Âu và Mỹ gọi là “bom
của chủ nghĩa tư bản”.
Ý
tưởng bom neutron của Cohen nhận được sự ủng hộ từ giới lãnh đạo Mỹ và
năm 1963, các thử nghiệm đã được tiến hành tại cơ sở thử hạt nhân ngầm
dưới lòng đất ở tiểu bang Nevada. Việc thử nghiệm thành công nhưng hoạt
động phát triển và triển khai vũ khí neutron diễn ra hết sức hạn chế do
nó không nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia ở Washington.
Vũ khí neutron được quảng bá là chỉ giết người nhưng giữ tài sản đối phương “còn nguyên vẹn”.
Hẩm hiu số phận vũ khí neutron
Tới
nay có 3 loại đầu đạn neutron được Mỹ chế tạo. Một loại là đầu đạn W66,
được lắp trên tên lửa Sprint chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
(ICBM). Đầu đạn này được sản xuất và triển khai hồi giữa những năm 1970
và nhanh chóng bị loại khỏi trang bị cùng hệ thống tên lửa mang nó.
Tiếp
đó, đầu đạn W70 Mod 3 được phát triển để lắp vào tên lửa Lance tầm
ngắn. Theo chân nó là đầu đạn W79 Mod 0 phát triển cho đạn pháo. Hai
loại đầu đạn này bị Tổng thống George H. W. Bush cho “về vườn” vào năm
1992, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Các đầu đạn W70 Mod 3 cuối cùng bị
phá hủy vào năm 1996 và những đầu đạn W79 Mod 0 cuối cùng bị tiêu hủy
vào năm 2003.
Kể
từ khi ra đời, bom neutron đã vấp phải sự phản đối lớn, chủ yếu liên
quan tới khía cạnh đạo đức và nguy cơ nó có thể châm ngòi cho một cuộc
chiến hạt nhân.
Từng hô hào ném bom neutron trong chiến tranh Việt Nam
Giai
đoạn chiến tranh Việt Nam, Cohen đã kêu gọi việc sử dụng các quả bom
neutron nhỏ để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến và giúp giảm tiêu hao
sinh mạng lính Mỹ. Song đề nghị của Cohen không được chấp thuận.
Khi
Jimmy Carter lên nắm ghế Tổng thống, ông có ý định triển khai vũ khí
neutron ở châu Âu. Nhưng kế hoạch này vấp phải sự phản đối dữ dội, tới
mức Carter buộc phải đình chỉ hoạt động phát triển vũ khí neutron. Tổng
thống Ronald Reagan đã tái khởi động chương trình vào năm 1981 nhưng vũ
khí neutron cũng không được phát triển mạnh.
Cá nhân Cohen đã dành phần lớn cuộc đời ông để cổ súy cho việc sử dụng bom neutron.
Ông nói rằng quả bom này chứa nhiều ưu điểm vượt trội so với các vũ khí khác. “Nó là thứ vũ khí lành mạnh nhất từng được tạo ra” - Cohen nói với tờ New York Times hồi tháng 9 năm nay -
“Nó là thứ vũ khí nguyên tử duy nhất có ý nghĩa khi người ta phát động
chiến tranh. Bởi khi chiến tranh kết thúc, thế giới vẫn nguyên xi (nhờ
bom neutron)”.
Tuy
nhiên các nhà khoa học cho biết bom neutron không hề “lành mạnh” như
Cohen đã nói. Nó vẫn có khả năng phá hủy hết sức mạnh mẽ, không thua kém
gì các loại bom nguyên tử khác.
|
|
|
|
|
|
|